Điều trị bệnh động kinh đúng cách

Thuốc động kinh thường được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân. Kết quả cho thấy đa số các trường hợp đáp ứng điều trị với một thuốc duy nhất.

 Điều trị bệnh động kinh đúng cách

 Điều trị bệnh động kinh đúng cách

Khái niệm

“Động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lập đi lập lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau.” – theo WHO.

Điều trị động kinh thường áp dụng điều trị hóa dược là biện pháp điều trị đầu tay. Trong trường hợp điều trị thuốc không đem lại hiệu quả mong muốn, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng điều trị phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.

Điều trị thuốc

Thuốc động kinh thường được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân. Kết quả cho thấy đa số các trường hợp đáp ứng điều trị với một thuốc duy nhất. Trong khi số còn lại cũng giảm tần suất và cường độ của các cơn co giật do động kinh. Đặc biệt hơn 50% bệnh nhân động kinh ở lứa tuổi trẻ em, cuối cùng có thể ngừng thuốc. Các bệnh nhân này được kiểm soát và sống một cuộc sống tạm không có cơn. Một số trường hợp dừng thuốc trên đối tượng người lớn không có cơn động kinh sau hai năm trở lên.

Bác sĩ thường phải cân nhắc để tìm ra loại thuốc hiệu quả với liều thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Ban đầu, bệnh nhân sẽ được kê toa một loại thuốc duy nhất ở liều lượng tương đối thấp, sau đó sẽ tăng liều dần dần cho đến khi đạt đủ liều kiểm soát được cơn động kinh. Trong trường hợp đã sử dụng hai hoặc nhiều thuốc đơn độc nhưng không đạt hiệu quả mong muốn, bác sĩ có thể thử kết hợp hai loại thuốc cùng lúc.

Thông thường, tất cả các thuốc chống động kinh đều có tác dụng không mong muốn. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

– Mệt mỏi nhiều, chóng mặt.

– Tăng cân bất thường.

– Giảm và mất mật độ xương.

– Các nốt phát ban.

– Mất phối hợp chức năng vận động.

– Gặp khó khăn trong việc nói.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp hơn bao gồm:

– Trầm cảm ở nhiều mức độ.

– Suy nghĩ và hành vi tự sát.

– Phát ban nặng.

– Viêm nhiễm các cơ quan, chẳng hạn như viêm tụy.

Điều trị thuốc

Điều trị thuốc

Phẫu thuật

Bác sĩ tư vấn: Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị thuốc không hiệu quả và định khu được vùng phát ra xung điện bất thường (còn gọi là điểm động kinh). Phẫu thuật không thể tiến hành nếu không xác định được khu vực điểm động kinh hoặc điểm động kinh nằm trong các vùng chức năng quan trọng như vùng ngôn ngữ, nghe hay nói. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khu vực não gây ra cơn động kinh, hạn chế tối thiểu tổn thương vùng lân cận.

Trong trường hợp điểm động kinh nằm tại phần của não mà không thể loại bỏ, bác sĩ có thể đề nghị một loại phẫu thuật khác. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra một loạt các vết cắt trong não nhằm thiết kế ra một vùng biệt lập, ngăn chặn cơn động kinh lan sang những phần não khác.

Liệu pháp điều trị khác

+ Kích thích dây thần kinh phế vị: trong liệu pháp này, một thiết bị tương tự máy tạo nhịp được cấy dưới da ngực nhằm kích thích thần kinh phế vị ở cổ. Mặc dù chưa rõ cơ chế, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh kích thích thần kinh phế vị có thể làm giảm 30-40% nguy cơ hình thành cơn động kinh.

+ Chế độ ăn uống Ketogenic: Nghiên cứu cho thấy tác dụng của chế độ ăn vào việc giảm nguy cơ hình thành cơn co giật, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Nổi bật nhất là chế độ ketogenic: kiếm soát nghiêm ngặt chất béo và ít carbohydrate. Chế độ này khiến cơ thể hạn chế sử dụng carbohydrate để tạo năng lượng, thay vào đó chất béo được sử dụng. Hiện đã ghi nhận một số trường hợp trẻ em thậm chí không còn cơn co giật dù đã dừng chế độ ăn ketogenic sau một vài năm.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn