Khi các bạn sinh viên y dược muốn đi chạy đạt được kết quả như mình mong muốn thì các bạn cần nắm được một số kỹ thuật cơ bản. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một trong những kỹ thuật cơ bản đó là kỹ thuật chạy giữa quãng.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Giới thiệu với các bạn sinh viên y dược kỹ thuật chạy giữa quãng
Kỹ thuật chạy giữa quãng gồm các kỹ thuật chạy đường thẳng và chạy đường vòng trong sân điền kinh
Các bạn sinh viên y dược tìm hiểu kỹ thuật chạy đường thẳng
- Khi các bạn sinh viên y dược chạy tốc độ đạt cao nhất, thân trên của các bạn hơi đổ về trước (72 – 80 độ) trong một bước chạy, độ nghiêng của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi. Chân đặt trên đường có đàn tính, tiếp xúc với đường từ phần trước bàn chân và cách hình chiếu khớp chậu – đùi trên đường khoảng 33 – 43cm. Tiếp đó chân các bạn sinh viên y dược được gập lại ở khớp gối và cổ chân. Góc gấp ở khớp gối lớn nhất khoảng 140 – 148 độ. Khi chân chống chuyển vào tư thế đạp sau, chân lăng được đưa mạnh về trước – lên trên.
- Các bạn sinh viên y dược duỗi thẳng chân đạp sau diễn ra khi đùi chân lăng nâng đủ cao và tốc độ nâng cao của nó được giảm đi. Đạp sau được thực hiện do việc duỗi chân chống ở khớp gối và khớp cổ chân. Trong lúc bay, đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết thúc đạp sau, theo quán tính hơi đưa ra sau – lên trên, sau đó chân được gấp lại ở khớp gối và bắt đầu chuyển nhanh đùi về trước.
- Để giảm tác động kìm hãm tốc độ khi đặt chân trên đường, chân tiếp xúc ở phần trước bàn chân. Khi chạy giữa quãng, các bước chạy được thực hiện thường không bằng nhau, do bước chân khỏe thường dài hơn. Để chạy có nhịp điệu và tốc độ đều hơn nên tập để có độ dài bước chạy như nhau của mỗi chân bằng cách lưu ý phát triển sức mạnh cơ chân yếu. Khi chạy trên đường thẳng cần đặt mũi chân thẳng về trước. Việc xoay mũi chân ra ngoài gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả đạp sau. Tay gập ở khớp khuỷu được đánh mạnh về trước – ra sau phù hợp với nhịp điệu hoạt động của chân.
- Không nên duỗi thật thẳng các ngón tay hay nắm chúng lại thật chặt. Động tác đánh tay tích cực không được làm nâng vai lên hoặc gò vai vì đó là dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng quá mức.
- Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như các bạn sinh viên y dược không biết thả lỏng những nhóm cơ khi nó không cần tham ra tích cực vào hoạt động. Kết quả phát triển tốc độ chạy ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả lỏng và không có những căng thẳng thừa của các bạn.
Các bạn sinh viên y dược tìm hiểu kỹ thuật chạy đường thẳng
Kỹ thuật chạy đường vòng trong sân điền kinh
Bác sĩ tư vấn: Khi các bạn sinh viên y duọc chạy trên đường vòng, các bạn cần nghiêng toàn bộ cơ thể vào phía trong để khắc phục lực ly tâm. Việc tăng độ nghiêng thân về trái – vào trong cần thực hiện dần dần. Lúc này chân phải của các bạn ở thời điểm thẳng đứng gấp ở đầu gối ít hơn so với chân trái.
Khi các bạn sinh viên y dược chạy trên đường vòng, tốt nhất các bạn nên đặt chân gần với mép đường vòng và hơi xoay bàn chân về trái. Động tác đánh tay cũng hơi khác so với khi chạy trên đường thẳng. Tay phải hướng vào trong nhiều hơn còn tay trái hơi hướng ra ngoài. Lúc này trục vai hơi được xoay sang trái.
Ở những mét cuối cùng của đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng. Khi chạy 200m, nửa đầu cự ly nên chạy chậm hơn thành tích 100m tốt nhất trên đường thẳng của mình khoảng 0.1 – 0.3 giây
Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát: Tư thế thân, chân, tay, đầu khi xuất phát cao, sự khác nhau giữa xuất phát thấp và xuất phát cao. Trong chạy cự ly trung bình các bạn sinh viên y dược thường sử dụng kỹ thuật xuất phát cao.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn