Hội chứng Dressler và sự nguy hiểm đến từ viêm màng ngoài tim

Hội chứng Dressler được biết đến là một trong những bệnh liên quan tới màng ngoài của tim, Dressler là một hội chứng rất nguy hiểm, nó có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Hội chứng Dressler và sự nguy hiểm đến từ viêm màng ngoài tim

Hội chứng Dressler và sự nguy hiểm đến từ viêm màng ngoài tim

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, hội chứng Dressler được biết đến là một trong những bệnh liên quan tới màng ngoài của tim. Tình trạng viêm diễn ra trên lớp màng này thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh bất thường với các tác động như: sau khi nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật, sau chấn thương… Dressler là một hội chứng rất nguy hiểm, nó có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Dấu hiệu của cơ thể khi mắc Dressler

Khi người bệnh mắc hội chứng này thì cơ thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như: Bệnh nhân có cảm giác đau ngực trầm trọng, đặc biệt cảm giác đau tăng lên khi nằm xuống, khi hít thở sâu hoặc khi ho, hắt hơi… Cảm giác đau thắt cũng sẽ giảm khi người bệnh chuyển sang tư thế ngồi, hoặc cúi người về phía trước. Kèm theo đau là tình trạng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, hô hấp khó khăn hơn. Người bệnh bị suy nhược do ăn uống không ngon miệng, bị giảm cảm giác thèm ăn.

Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện sau khoảng 2 đến 5 tuần sau khi bệnh nhân tiến hành các phẫu thuật, hoặc bị chấn thương, nhồi máu cơ tim. Chúng kéo dài và phát triển trong khoảng 3 tháng, nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh Dressler có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân gây ra Dressler

Người mắc hội chứng Dressler thông thường là do phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch với tổn thương ở tim. Khi các mô ở tim bị tổn thương, cơ thể phát tín hiệu tới các kháng thể để tới làm sạch và tiêu diệt các mô phỏng. Tuy nhiên, một vài trường hợp phản ứng này diễn ra quá mức làm cho tình trạng viêm diễn ra nặng hơn. Do vậy dẫn tới hội chứng Dressler, hay còn có thể coi là viêm màng ngoài tim.

Những người đã từng tiến hành phẫu thuật tim thì có khoảng 40% số bệnh nhân mắc phải Dressler. Một số các trường hợp mắc Dressler khác có thể là biến chứng của phẫu thuật động mạch vành, đặt stent, hay can thiệp động mạch vành qua da, đốt mô tim, chấn thương ngực, tách tĩnh mạch phổi, hoặc đặt máy tạo nhịp tim… Một số người mắc bệnh có thể là hệ quả của tình trạng xơ vữa động mạch ở động mạch vành của tim.

Hội chứng Dressler được biết đến là một trong những bệnh liên quan tới màng ngoài của tim

Hội chứng Dressler được biết đến là một trong những bệnh liên quan tới màng ngoài của tim

Điều trị và khắc phục Dressler

Dược sĩ Đại học phân tích, Dressler khi được phát hiện sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh, do vậy việc điều trị Dressler chính là kiểm soát các cơn đau và kiểm soát tình trạng viêm của màng ngoài tim. Một số thuốc và phương pháp thường điều trị Dressler như:

  • Thuốc không kê toa như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen
  • Một số thuốc khác sẽ được kê toa trong trường hợp dùng các thuốc trên không có hiệu quả cho người bệnh: chống viêm bằng Colchicine, đồng thời kết hợp một số thuốc giảm đau khác, tuy nhiên loiaj thuốc này hiệu quả không cao với bệnh nhân mắc Dressler do chấn thương.
  • Người bệnh cũng có thể dùng Corticosteroid để giảm viêm cho màng ngoài tim, tuy nhiên thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới các mô của tim, cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim.
  • Nếu bệnh nhân bị chèn ép tim thì cần tiến hành loại bỏ chất lỏng dư thừa bằng thủ thuật chọc dò màng ngoài tim. Phương pháp này được thực hiện nhờ vào một loại ống thông đặc biệt.
  • Việc loại bỏ màng ngoài tim cũng được xem xét nếu như bệnh nhân vị viêm nặng, màng ngoài tim có hiện tượng co thắt. Lúc này tiến hành phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim là điều cần thiết.
  • Sau các phẫu thuật hoặc tổn thương, người bệnh nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm Dressler và có biện pháp điều trị sớm nếu mắc phải hội chứng này.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn