Hướng dẫn cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản (gerd)

Acid dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản, đồng thời gây ra chứng ợ nóng thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Hướng dẫn cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản (gerd)

Hướng dẫn cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản (gerd)

Dưới đây là kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý của hệ tiêu hóa diễn biến mãn tính, bệnh xảy ra khi có dòng thức ăn đi ngược bên trong thực quản, khiến acid dạ dày và một số trường hợp cả dịch mật trở lại vào thực quản. Niêm mạc thực quản chịu sự kích thích của acid dạ dày gây ra các triệu chứng điển hình của GERD.

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là triệu chứng ợ nóng và cảm giác khó chịu gây ra do acid trào ngược. Đây là những triệu chứng không đặc hiệu mà hầu hết mọi người đều có thể gặp phải kể cả khi hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Trong GERD, các dấu hiệu và triệu chứng này diễn ra thường xuyên và nặng nề hơn. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng kể trên với tần suất cao, trên hai lần mỗi tuần hoặc triệu chứng nặng nề ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.

Điều trị ban đầu thông thường hướng tới việc điều trị triệu chứng như một giải pháp tạm thời, giảm sự khó chịu và hạn chế sự ảnh hưởng với sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc không kê đơn và hướng dẫn thay đổi lối sống. Tuy nhiên, trong những trường hợp triệu chứng nặng không thể kiểm soát, bác sĩ sẽ cân nhắc những thuốc mạnh hơn, thậm chí phẫu thuật để giải quyết các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị ban đầu đối với trào ngược dạ dày thực quản nhằm mục tiêu hạn chế và giảm nhẹ triệu chứng như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt… Trong trường hợp không thể kiểm soát được tình hình, điều trị thuốc thậm chí phẫu thuật có thể được cân nhắc.

  • Điều trị ban đầu để kiểm soát chứng ợ nóng

– Thuốc kháng acid là trung hòa acid dạ dày: các thuốc thường dùng như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums,… Đây là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng để ngăn chặn chứng ợ nóng. Cần lưu ý: thuốc kháng acid chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng nhưng không điều trị nguyên nhân.

– Các nhóm thuốc để giảm sản xuất acid: các thuốc thường dùng bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75). Chúng thuộc nhóm dược lý H-2 recepxor blockers. Thuốc không có hiệu quả nhanh chóng như thuốc kháng acid, nhưng hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị với các nhóm thuốc trên; sau một vài tuần bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc theo toa.

  • Thuốc theo toa

– Nhóm ức chế histamin H-2: bao gồm cimetidine (Tagamet), nizatidine famotidine (Pepcid), (Axid) và ranitidine (Zantac).

– Nhóm thuốc ức chế bơm proton: nhóm ức chế bơm proton ngăn ngừa quá trình sản xuất acid ở dạ dày, đồng thời tạo điều kiện chonhu mô thực quản bị hư hỏng chữa lành. Các thuốc thường dùng có thể kể đến như:  lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec OTC).

– Nhóm thuốc prokinetic: các loại thuốc này giúp tăng tốc làm rỗng dạ dày, đồng thời củng cố van tâm vị. Thông thường được chỉ định kết hợp với các  nhóm thuốc khác nhằm tăng hiệu lực.

Phương pháp điều trị và thuốc

Phương pháp điều trị và thuốc

  • Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nhân đã thay đổi lối sống và sử dụng thuốc nhưng không kiểm soát được tình hình, hoặc nhằm mục đích tránh sử dụng thuốc lâu dài, bác sĩ điều trị có thể cân nhắc đến áp dụng các thủ tục xâm lấn, chẳng hạn như

– Phẫu thuật củng cố cơ thắt thực quản (fundoplication Nissen): phẫu thuật này trực tiếp thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược xảy ra. Có hai phương pháp hiện tại đang được áp dụng là mổ mở với đường vào ở đường trắng giữa hoặc phẫu thuật nội soi.

Bác sĩ tư vấn phẫu thuật EndoCinch endoluminal gastroplication: phẫu thuật này nhằm tạo ra rào cản ngăn chặn việc trào ngược của acid dạ dày. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng một dụng cụ giống như máy may thu nhỏ, khâu mặt trong dạ dày gần cơ thắt suy yếu. Sau đó cácác vật liệu khâu được gắn với nhau nhằm hình thành các rào cản để ngăn chặn axit trong dạ dày vào thực quản.

– Thủ thuật Stretta hay còn gọi là tạo mô sẹo trong thực quản: Phẫu thuật viên sẽ sử dụng hệ thống Stretta – dùng năng lượng điện để đốt nóng mô thực quản. Vùng mô này sau đó bị xơ hóa hình thành các mô sẹo, giúp tăng cường cơ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn