Hương phụ và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Từ xa sưa các nhà đông y thường truyền tai nhau câu nói trên với ý nghĩa chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu trần bì và chữa bệnh cho nữ giới không thể không dùng hương phụ.

Hương phụ và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Hương phụ và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Dưới đây là thông tin của các chuyên gia về y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về công dụng của cây hương phụ khi chữa các bệnh thông thường.

Đặc điểm cây hương phụ

Cây hương phụ hay cây cỏ gấu, củ gấu, cỏ cú là một loại cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng. Cây sống lâu năm, cao từ 20-60cm, thân rễ phất triển thành củ. Loại hương phụ mọc ở vùng bờ biển thường có củ to và được gọi là hải hương phụ tức hương phụ vùng biển. Lá hương phụ nhỏ hẹp, giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây. Hoa hình tám màu xám nâu, lưỡng tính, quả có 3 cạnh màu xám.

Cây hương phụ mọc hoang khắp nơi trên đồng ruộng, ven biển, ven đường. Đối với hương phụ vùng ven biển đất cát, xốp củ to và dễ đào hơn. Một số tài liệu có ghi nhận tìm thấy hương phụ tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia. Việc thu hoạch hương phụ hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn hoang mọc tự nhiên. Việc thu hoạch hương phụ thường được thu hoạch vào mùa xuân nhưng đào về mùa thu thì cho củ chắc và tốt hơn. Sau khi thu hoạch người ta cho phơi khô, vun thành đống để đốt hết lá và rễ con, lấy củ rửa sạch, phơi khô hay sấy  khô.

Thành phần hóa học của hương phụ

Hoạt chất của hương phụ hiện tại chưa rõ, chỉ mới xác định được hương phụ có từ 0.3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt của hương phụ. Thành phần tinh dầu gồm có 32% Cyperen C14H24, 49% rượu C15H24O. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Ngoài ra trong hương phụ còn có chứa nhiều tinh bột.

Thành phần hóa học của hương phụ

Thành phần hóa học của hương phụ

Tác dụng dược lý của hương phụ

Hương phụ khi chế thành cao lỏng 5% có tác dụng ứng chế sự co bóp của tử cung làm dịu sự căng thẳng của tử cung. Ngoài ra một vài báo cáo cũng ghi nhận tác dụng giảm đau của hương phụ

Công dụng và cách dùng

Trong một số sách cổ, hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chứa khí uất, ngực bụng chướng đau. Hương phụ thường được dùng:

  • Chữa kinh nguyệt không đều, thấy đau bụng kinh, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Muốn kinh nguyệt đều uống đón kinh cao hương phụ trước 10 ngày dự đoán kinh, có thể dùng đều đặn tỏng vòng từ 2 đến 3 tháng
  • Đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lị
  • Cao ngải hương phụ: hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi thứ 1g, thêm nước sắc kỹ và cô lại, thêm đường vừa ngọt cho dễ uống
  • Hiện nay trên thị trường có bán nhiều sản phẩm điều kinh có thành phần hương phụ tiện dụng cho viêc sử dụng

Công dụng và cách dùng

Công dụng và cách dùng

Là một cây thuốc Bắc Nam được nghi nhận nhiều trong các sách cổ, tác dụng được dân gian lưu truyền, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe phụ nữ, tuy nhiên việc sử dụng cần dược cân nhắc và có sự tư vấn của bác sĩ y học cổ truyền để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn