Kiến thức chung về bệnh zona thần kinh cần phải biết

Bệnh zona là một căn bệnh khá phổ biến, một loài virus có tên varicella-zoster nằm sâu trong các mô thần kinh gần hệ thần kinh trung ương. Khi kích hoạt sẽ gây bệnh zona.

Kiến thức chung về bệnh zona thần kinh cần phải biết

Kiến thức chung về bệnh zona thần kinh cần phải biết

Theo đó, người bệnh bị phát ban và đau đớn khi phát hiện mắc bệnh zona thần kinh.

Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh hiện nay

Cơ thể khi có sự xuất hiện của bệnh zona sẽ có cá triệu chứng như:

– Bệnh phát triển ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể, thường hay bắt gặp nhất là ở vùng ngực, nhưng khu vực phát ban chỉ một phần nhỏ.

– Người bệnh có cảm giác đau rát ở một vùng nhất định nào đó, hoặc ngứa, tê. Sau triệu chứng đó một vài ngày thì vùng ngứa rát có biểu hiện nổi ban đỏ.

– Vùng ban đỏ phát triển phồng lên chứa đầy dịch, gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.

– Một số người còn gặp phải triệu chứng như: mệt mỏi, đau nhức, sốt, cơ thể ớn lạnh…

– Một số trường hợp đặc biệt bệnh gây ra các cơn đau cho người bệnh, nhưng không có biểu hiện của phát ban.

– Các vùng phát ban có thể bị lan ra nếu vết mọng nước bị vỡ và vệ sinh không sạch. Sau khi mụn nước vỡ ra thì vết vùng phát ban sẽ dần khô lại, đóng vảy.

– Nếu gặp phải các triệu chứng nặng hơn thì cần tới gặp bác sĩ như: bệnh phát triển ở gần mắt; vùng phát ban rộng; hoặc cơ thể đang chịu một trong các bệnh lý có liên quan tới hệ miễn dịch.

Nguyên nhân bùng phát zona là gì?

Virus varicella-zoster thường phát triển cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Nếu người bệnh đã từng bị thủy đậu, virus Virus varicella-zoster sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh và ở thể ngủ trong thời gian dài, có thể tới nhiều năm. Sau cùng, virus được kích hoạt và di chuyển tới da bằng cách đi theo đường đi của hệ thần kinh. Một số nguy cơ gây bệnh có thể là:

Nguyên nhân bùng phát zona là gì?

Nguyên nhân bùng phát zona là gì?

– Nếu chưa bị bệnh thủy đậu mà có tiếp xúc với người bệnh zona như chạm vào vết loét,bị lây dịch loét thì sẽ bị lây varicella-zoster. Loại siêu vi này sẽ gây bệnh thủy đậu và tạo thể ngủ zona. Những người có hệ miễn dịch kém như: tẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi thường dễ bị lây bệnh hơn.

– Ngoài ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: người bị nhiễm HIV/AIDS; người đã từng trải qua hóa trị, xạ trị; người sử dụng thuốc bản chất là steroid trong thời gian dài…

Các biến chứng của zona như thế nào?

Bệnh zona sẽ gây ra nhiều biến chứng ở các mức độ khác nhau như:

– Bệnh nhân vẫn có cảm giác đau ngay cả khi các mụn nước đã xẹp và tạo vảy. Đây là sự nhầm lẫn của dây thần kinh trong việc truyền tín hiệu, tình trạng này gọi là đau dây thần kinh. Lúc này người bệnh sẽ cần uống thuốc để làm dịu cơn đau.

– Nhiễm trùng nặng cho mắt nêu vết loét zona xuất hiện ở gần mắt, khi đó rất dễ dẫn tới suy giảm thị lực, mất tầm nhìn.

Bác sĩ tư vấn: Khi zona thần kinh phát triển quá nhanh và nặng có thể gây ra các bệnh như: liệt cơ ặt, nhiễm trùng da, suy giảm thính giác, viêm não…

Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Thông thường người bệnh mắc zona sẽ khỏi trong một vài tuần, tuy nhiên để hạn chế các biến chứng thì cần có phương pháp điều trị phù hợp như:

Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Phương pháp điều trị và phòng ngừa

– Sau khi vết phát ban xuất hiện khoảng 1-2 ngày, người bệnh nên dùng thuốc để kháng siêu vi như: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir

Thuốc điều trị đau

– Nếu cơn đau do zona kéo dài bệnh nhân có thể dùng oxycodone để giảm đau, dùng gabapentin để chống co giật. Ngoài ra có thể dùng thêm kem xịt, miếng dán da, lidocain, gel để làm tê vết loét.

– Để phòng bệnh đúng cách có thể áp dụng các phương pháp như: Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, zona để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là trẻ em. Thuốc Zostavax là thuốc chủng ngừa varicella-zoster giúp ngăn ngừa bệnh zona ở người lớn tuổi đã từng mắc thủy đậu.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn