Lá sen và những công dụng không phải ai cũng biết

Sen từ lâu được biết đến như một loại dược liệu, nhưng hầu hết mọi người thường nghĩ ngay đến tâm sen, hạt sen, bát, ngó sen, tua sen… mà ít ai nói đến lá sen.

Lá sen và những công dụng không phải ai cũng biết

Lá sen và những công dụng không phải ai cũng biết

Vì thế, nhằm cung cấp đến độc giả những công dụng tuyệt vời của lá sen đối với sức khỏe của bản thân thì giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn xin cung cấp những thông tin cơ bản như sau:

Những thông tin cơ bản về lá sen trong tự nhiên

  • Định nghĩa: Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Để sử dụng như một vị thuốc, người ta lấy lá bánh tẻ đã bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae). Lá sen có dạng nguyên tròn, hơi nhàu và nhăn nheo, đường kính từ 30 – 60 cm, mặt trên có màu màu lục tro, hơi nháp, mặt dưới là màu lục nâu nhẵn bóng, mép nguyên, ở giữa lá là vết cuống lá lồi lên và có màu nâu. Lá sen thông thường có từ 17 – 23 gân toả tròn hình, xếp dạng nan hoa. Đường gân lồi hơn về phía mặt dưới lá. Lá giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm dịu nhẹ nên nhiều nơi dùng để bọc các món ăn.

  • Vi phẫu: Biểu bì trên gồm một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, mặt ngoài có những núm lồi lên. Biểu bì dưới có tầng cutin tương đối dày. Mô mềm giậu chạy từ phiến lá qua gân lá, bao gồm một lớp tế bào xếp sát biểu bì. Mô dày xếp thành đám sát biểu bì dưới, nằm ở gân lá cấu tạo bởi tế bào thành hơi dày. Tế bào mô mềm đều có một lớp thành mỏng. Xen kẽ giữa những tế bào mô mềm có nhiều khuyết to không đều, với nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai bao quanh mỗi khuyết. Nhiều bó libe – gỗ to nhỏ khác nhau, với 2 bó libe – gỗ to nằm ở trung tâm và nhiều bó libe – gỗ nhỏ xếp bất quy tắc bao quanh. Mỗi bó libe – gỗ có vòng mô cứng bao bọc, libe nằm bên dưới và gỗ nằm bên trên.
  • Bột: Mảnh biểu bì trên gồm các tế bào hình đa diện, kích thước không đồng đều, có lỗ khí ở dạng biến thiên. Thành phía ngoài của tế bào biểu bì ít nhăn nheo và có nhiều núm lồi lên. Các núm được miêu tả là những vòng tròn nhỏ, nằm rải rác; một vài núm bị tách khỏi biểu bì có hình chuông hoặc ba cạnh. Mảnh biểu bì dưới gồm lớp tế bào thành nhăn nheo hơn. Sợi thành hơi dày với các khoang rộng. Có mảnh mạch mạng hoặc mạch xoắn cùng với sự xuất hiện của tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 25 – 36 mm.
  • Định lượng:
  1. Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để 1 giờ,
  2. Sau đó cho vào túi làm bằng giấy lọc, đặt vào bình Soxhlet, chiết bằng ethanol 96% (TT) cho đến kiệt alcaloid.
  3. Cất thu hồi dung môi, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 5% (TT) (5 lần, mỗi lần 5 ml).
  4. Lọc, rửa dịch lọc acid bằng ether dầu hỏa (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml.
  5. Kiềm hóa dịch chiết acid bằng amoniac đậm đặc (TT) đến pH 10, sau đó lắc với cloroform (TT) 5 lần, mỗi lần 10 ml.
  6. Gộp dịch chiết cloroform, rửa dịch cloroform bằng nước cất đến pH trung tính, rồi bốc hơi dung môi tới khô.
  7. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 10 ml acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Thêm 5 ml nước cất và 2 giọt methyl đỏ (TT).
  8. Chuẩn độ dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,80% alcaloid toàn phần tính theo nuciferin (C19H21O2N).

Những thông tin cơ bản về lá sen trong tự nhiên

Những thông tin cơ bản về lá sen trong tự nhiên

Hướng dẫn cách chế biến lá sen thành thuốc chữa bệnh

Chuyên gia trên chuyên mục thuốc Bắc Nam chia sẻ: Lá sen có mùa thu hoạch là mùa hạ tới đầu thu, khi cây đã bắt đầu nở hoa, người ta cắt lấy lá bánh tẻ, phơi nắng hoặc số ít nơi sấy khô cho đến khô 7 – 8 phần 10.

Sau khi cắt bỏ cuống, gấp lá thành hình bán nguyệt, lá sen sẽ được phơi tiếp đến khi khô hoàn toàn.

  • Bào chế:

Lá Sen (hà diệp) khô, phun nước cho có độ ẩm và mềm nhất định, thái thành từng dải sợi nhỏ hoặc dạng miếng, phơi hoặc sấy khô.

Lá sen thán sao (Hà diệp thán): Nung lá sen chín kỹ trong nồi kín. Thường dùng lá sạch đã thái thành dải. Sau đó để nguội, vớt ra để ráo nước.

  • Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

  • Tính vị, quy kinh:

Vi khổ, bình. Vào ba kinh can, tỳ, vị.

  • Công năng, chủ trị:

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Thán lá Sen: Chỉ huyết hoá ứ chữa các loại chảy máu và băng kinh rong huyết.

Hướng dẫn cách chế biến lá sen thành thuốc chữa bệnh

Hướng dẫn cách chế biến lá sen thành thuốc chữa bệnh

  • Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 3 – 9 g dược liệu khô, dược liệu tươi dùng 15 – 30 g.

Thán lá sen dùng 3 – 6 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn