Những người bị bệnh tiểu đường trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể là các bệnh về tim mạch, thận và nhiễm trùng có thể dẫn đến đột quỵ.
- Những điều cần lưu ý để giảm nguy cơ bị sẹo sau mổ
- Những điều nên và không nên làm khi thời tiết nắng nóng
- Cà phê ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 2
Để kéo dài được tuổi thọ đối với những bệnh nhân như vậy, cần phải áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp và đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng đường huyết, tăng mỡ máu hoặc cao huyết áp.
Bác sĩ tư vấn: Một bữa ăn khoa học là một bữa ăn cân bằng các chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, chất khoáng và các vitamin. Bạn nên hạn chế những món ăn mặn và hạn chế bánh kẹo ngọt, chất béo. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp , giàu chất xơ và vitamin nên có trong khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân tiểu đường như gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, hoa quả tươi…
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục hằng ngày giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai hơn. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên còn giúp chúng ta kiểm soát cân nặng, đường huyết và tốt cho hệ thống tim mạch.
Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 nên tập thể dục tối thiểu 30 phút một ngày và tập các bài tập tác động lên toàn bộ các nhóm cơ như bơi lội, thể dục nhịp điệu, chạy bộ …
Ngoài ra, bạn có thể tập những bài tập đối kháng nhưng lưu ý phải khởi động trước khi luyện tập những môn thể thao đó.
Tập thể dục đều đặn
Thường xuyên theo dõi các mục tiêu điều trị
Một bệnh nhân điều trị đái tháo đường type 2 phải theo dõi các yếu tố cân nặng, huyết áp, mỡ máu đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Khi đến khám định kì thì bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân kiểm tra các yếu tố đó. Tuy nhiên thì cách kiểm tra những yếu tố đó khá dễ dàng bằng các máy nên bạn có thể thường xuyên theo dõi tại nhà.
Kiểm soát căng thẳng
Các bệnh lý về tim mạch sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên lo âu, căng thẳng. Có thể dẫn đến những triệu chứng như rối loạn đường huyết, tăng huyết áp. Nếu tình trạng không quá trầm trọng bạn có thể thư giãn bằng cách đi du lịch, ngồi thiền … Còn nếu tình trạng nghiêm trọng khiến bạn mất ngủ, chán ăn, lo sợ, trầm cảm … thì bạn nên đến gặp bác sĩ để nghe những lời khuyên của họ và có những biện pháp để can thiệp kịp thời.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh hô hấp và tim mạch trở lên nặng hơn. Khói thuốc khiến người hút và người hít phải khói thuốc đều có nguy cơ bị ung thư phổi và bệnh tim mạch gây tắc nghẽn mán tính, gây xơ vữa động mạch. Người tiểu đường hút thuốc lá có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi do hậu quả của việc hút thuốc lá.
Bỏ thuốc lá
Tái khám định kì theo lịch hẹn
Bạn nên tuân thủ theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi lịch mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn tự ý thay đổi sẽ khiến bạn không thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân, mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay cả khi các chỉ số sức khỏe của bạn bình thường bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kì để nếu có vấn đề gì thì bạn vẫn có thể can thiệp và xử lý kịp thời.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn