Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường bị đau nhức xương khớp, do vậy việc sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi là thường xuyên. Làm thế nào để sử dụng thuốc giảm đau đúng cách và hiệu quả?

sử dụng thuốc giảm đau cho người cao tuổi

Sử dụng thuốc giảm đau cho người cao tuổi

Tìm hiểu các loại thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau được các Dược sĩ tư vấn bao gồm các loại thuốc sau:

1. Thuốc giảm đau không Opioid:

Acetaminophen, aspirin và NSAIDs khác được dùng giảm đau nhẹ và trung bình, cấp và mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương sau phẫu thuật, viêm khớp, ung thư. Nhóm thuốc này có các tính chất sau đây:

+ Không gây dung nạp và không gây lệ thuộc thuốc

+Có tác động “ceiling” về giảm đau tức là khi tăng liều vượt một mức nào đó tác dụng giảm đau sẽ không tăng thêm nữa

+ Có thay đổi về tác động giảm đau, hạ sốt, kháng viêm giữa các chất này

+ Cơ chế tác động: có lẽ do ức chế cyclooxygennase nên ức chế thành lập prostaglandin

2. Thuốc giảm đau gây ngủ: Morphin và các dẫn xuất Opioid:có tác dụng sau:

+ Tác dụng đặc hiệu trên receptor opioid và bị mất tác dụng bởi chất đối kháng là naloxon và naltrexon

+ Tác dụng giảm đau mạnh, chọn lọc và sâu trong nội tạng

+ Có tác dụng an thần, gây ngủ

+ Gây ức chế hô hấp

+ Làm giảm nhu động ruột

+ Gây sảng khoái và gây nghiện

Các ảnh hưởng của thuốc giảm đau lên chức năng thận ờ người cao tuổi

1. Cơ chế gây lão hóa thận:

Lão hóa thận là một quá trình do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Sự nhạy cảm với tổn thương thận trở nên phức tạp hơn và tăng dần theo độ tuổi, trong khi đó khả năng tự phục hồi của thận lại giảm đi. Sự lão hóa thận là nguyên nhân quan trọng gây ra tổn thương thận cấp tính.

2. Tác động của NSAID lên thận

Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tác động lên thận thông qua quá trình ức chế tổng hộp prostaglandin (PG), đặc biệt là PGE2 và PGI2.Các PG này có vai trò giữ ổn định lưu lượng máu tới thận; vì vậy việc giảm tổng hợp các chất này có thể dẫn đến việc giữ muối và nước, có thể gây phù ở một số người, đặc biệt là người có tiền sử suy tim và suy thận.

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị các tác đô5ng không mong muốn do sử dụng NSAID. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều NSAID thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra , tổn thương chức năng thận có thể diễn tiến thêm ở người cao tuổi, đặc biệt khi độ thanh thải creatinine thấp hơn 30ml/phút.

Thuốc giảm đau lên chức năng thận ờ người cao tuổi

Thuốc giảm đau lên chức năng thận ờ người cao tuổi

Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những nguyên tắc khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi như sau:

Chọn thuốc

Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ), khuyên nên lựa chọn thuốc theo bậc thang giảm đau

  • Bậc 1 ( đau nhẹ): dùng thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol và NSAID
  • Bậc 2 ( đau vừa) phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein,oxycodon) với paracetamol, NSAID hoặc thuốc giảm đau hổ trợ
  • Bậc 3 ( đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại Opioid mạnh: Morphi, Hydromorphon, Methadon….phối hợp với NSAID

Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất. Lý do lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận…và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc

  • Việc dùng Aspirin mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thận ở người có chức năng thận bình thường. cần tránh sử dụng aspirin ở người suy thận có CrCl dưới 10ml/phút.Liều uống aspirin cho tác dụng giảm đau ở người lớn và người cao tuổi 325 – 650 mg mỗi 4 – 6 giờ.
  • Paracetamol hiện nay có thể tìm thấy trong nhiều dạng phối hợp khác nhau. Bệnh nhân cần được thông tin rằng Paracetamol có thể là một thành phần trong các thuốc phối hợp, gây ra việc trùng lặp trong điều trị. Bệnh nhân cao tuổi, có thể đã dùng Paracetamol trong thời gian dài, cần được tư vấn về việc giảm liều tối đa và tăng khoảng cách liều đối với một vài chế phẩm OTC chứa paracetamol. Cần thận trọng khi dùng chung aspirin và paracetamol. Nên tránh phối hợp này trong khoảng thời gian dài, vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận liên quan đến thuốc giảm đau.
  • Người già cũng tuyệt đối không tự ý tìm mua thuốc có chứa corticoid tự điều trị giảm đau vì dẫn đến hậu quả bị tai biến rất nặng nề. Cần biết, corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm mạnh nên giảm đau rất tốt. Nhưng nếu dùng corticoid không đúng, người già sẽ bị loãng xương, tăng huyết áp, bị huyết khối làm nghẽn mạch, loét dạ dày, bị giảm sự đề kháng dẫn đến nhiễm trùng, bị teo tuyến thượng thận…

Đường dùng thuốc

  • Thông thường nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa
  • Đường tiêm tĩnh mạch: trong các cơn đau nặng, cấp tính hoặc sau phẫu thuật lớn… phải dùng ngay các thuốc giảm đau mạnh loại opioid qua đường tiêm để tránh sốc và ảnh hưởng xấu của đau đến tiến triển của bệnh .
  • Đường tiêm bắp không dùng quá 3 ngày.
  • Mỗi thuốc có dạng bào chế riêng, do đó đa số các thuốc uống khi no song một số thuốc có thời gian uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ví dụ Voltaren SR: uống sau ăn 1h, chứ không uống lúc no như các loại diclofenac khác.

Liều và thời gian sử dụng

  • Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.

Lưu ý

  • Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…
  • Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc chống viêm không steroid, vì kết hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả mà gây tăng tác dụng không mong muốn.
  • Cần kết hợp với thuốc giảm đau (nhóm paracetamol) và cố gắng điều trị nguyên nhân gây bệnh (điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh, kết hợp nhóm DMARDs- Disease-modifying antirheumatic drugs đối với một số bệnh khớp tự miễn).

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn