Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới, thường xảy ra theo mùa, 80% các trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng, bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi dưới 2 tuổi.
- Chuyên gia chia sẻ những lợi ích đem lại từ đậu Hà Lan
- Bệnh nhược thị và những điều cần biết
- Hội chứng “bụng quả mận” ở trẻ và những điều cần biết
Một số điểm cần chú ý khi chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản cấp
Triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ chuyên khoa nhận định, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cấp là do virus hợp bào đường hô hấp chiếm 50%, sau đó là á cúm, cúm, ít hơn gặp M.pneumoniae. Virus sau khi xâm nhập vào đường hô hấp gây hoại tử niêm mạc hệ thống phế quản, tiểu phế quản, các tế bào nhung mao, phù nề và xung huyết đường hô hấp gây hẹp lòng tiểu phế quản. Các tế bào chết bong ra cùng với các tế bào viêm, sợi viêm và dịch rỉ viêm tạo nút tắc các tiểu phế quản. Quá trình tắc nghẽn xảy ra dẫn đến ứ phế quản rồi sau đó gây xẹp phổi
Trẻ khởi phát bệnh bằng triệu chứng sổ mũi, sốt nhẹ hoặc không có sốt, ho ít, sau 2-3 ngày tình trạng ho nặng lên, xuất hiện cơn khó thở nhanh, nặng nhọc, trẻ mệt khác hẳn trước đó, nhịp thỏ có thể tăng lên đến 80-100 lần/phút., trẻ quấy khóc nhiều và không bú được. Nghe phổi nhiều rale ẩm và rale nổ, rale rít, xuất hiện rút lõm hố thượng đòn và các cơ hô hấp phụ, cánh mũi phập phồng.
Khi bú dễ nôn ói và phải dứt ra nhiều lần để thở, trẻ có vẻ ngạt thở, vật vã và tím tái dần, tay chân lạnh, lồng ngực căng phồng do ứ khí. Lúc này trẻ rất dễ tử vong do CO2 máu bị ứ, có vật vã kích thích và rối loạn tri giác, nặng nhất có cơn ngừng thở. Biến chứng nặng trong viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng khí phế thũng và tràn khí màng phổi. Tuy nhiên nếu trẻ thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn thì các triệu chứng lâm sàng nhẹ nhàng hơn và không có cơn vật vã kích thích và cơn ngừng thở.
Khi nào cần đưa trẻ nhập viện cấp cứu?
Khi tình trạng khó thở của con tăng lên mẹ cần chú ý những đặc điểm như sau: tần số thở tằn lên trên 60 lần/phút, tình trạng rút lõm lồng ngực nặng, nhịp thở không đều, có xuất hiện cơn ngưng thở và tím tái. Trẻ vật vã kích thích, quấy khóc nhiều và bỏ bú, khi bú hay phải dừng lại để thở.
Những trẻ dưới 3 tháng và mang trong mình tiền sử bệnh lí tim phổi là những đối tượng dễ dẫn đến tình trạng nặng của viêm tiểu phế quản cấp, do đó mẹ cần lưu ý những tình trạng này của con. Bất cứ khi nào phát hiện thấy tình trạng của con có dấu hiệu nặng cần ngay lập tức đưa trẻ nhập viện để nhanh chóng được xử trí.
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cấp là do virus hợp bào đường hô hấp
Chăm sóc và điều trị viêm tiểu phế quản cho bé
Dược sĩ Đại học nhận định, quan trọng nhất cho trẻ là giải quyết tình trạng tắc nghẽn cho con, mẹ có thể cho bé nằm tư thế đầu cao 30 độ, đảm bảo cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ: tích cực cho bú, trẻ lớn hơn có thể uống được mẹ cho uống ORS và nước hoa quả, ăn uống bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé.
Giải quyết tình trạng tắc nghẽn bằng cách rửa vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên cho trẻ. Chủ yếu chăm sóc triệu chứng cho con, chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc phòng bội nhiễm, mẹ không tự ý dùng thuốc giãn phế quản hay xịt corticoid cho con. Khi chăm sóc trẻ cần rửa sạch tay, tránh cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá và những người mắc bệnh lý đường hô hấp, đề phòng lây nhiễm cho các trẻ khác.
Phòng bệnh cho trẻ như thế nào
Để phòng bệnh cho trẻ các bà mẹ hãy tích cực cho trẻ bú duy trì từ 18-24 tháng, giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mát vào mùa hè, môi trường sống trong lành không cớ nhiều khói bụi và thuốc lá, tuyệt đối tránh tiếp xúc hay ôm hôn chó mèo. Theo dõi kĩ những trẻ có tiền sử bệnh lý tim phổi vì những trẻ này rất dễ có biến chứng về sau.
Những biến chứng con có thể mắc là suy hô hấp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, nặng có thể xẹp phổi. mẹ cần chú ý đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ, hạn chế cho con tiếp xúc với những đối tượng đang mắc bệnh để đảm bảo con yêu có một sức khỏe tốt nhất。
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn