Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biến chứng viêm tắc động mạch

Viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống động mạch khi mắc căn bệnh này người bệnh rất đau đớn về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người bệnh.

Cơ chế bệnh sinh viêm tắc động mạch

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm tắc động mạch thường gặp ở Nam giới. Thường phát triển ở chi dưới nhưng đôi khi cũng thấy ở các động mạch chi trên. Bệnh viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống động mạch, khi mắc căn bệnh này người bệnh rất đau đớn về thể xác và tinh thần, cả đêm bệnh nhân không ngủ được vì đau nên sức khỏe giảm sút rất nhanh. Trong đó các biểu hiện bệnh lý nổi bật là tình trạng co thắt của động mạch, gây rối loạn dinh dưỡng và đưa đến hoại tử chi.  

Có nhiều yếu tố gây nên nhưng thường những người hút thuốc lá lâu năm, các căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý… tác động lên hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh giao cảm, từ đó gây các phản ứng co thắt ở động mạch.

Tình trạng co thắt kéo dài của động mạch sẽ gây thiếu máu cục bộ và đau đớn kéo dài ở vùng tổ chức phía ngoại vi. Vùng tổ chức phía ngoại vi bị thiếu máu nuôi dưỡng nặng dần dẫn tới hoại tử tổ chức, gây đau đớn kéo dài và nhiễm trùng nhiễm độc cho bệnh nhân.

Bệnh viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống

Bệnh viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống

Triệu chứng lâm sàng viêm tắc động mạch

Triệu chứng cơ năng:

  • Cảm giác lạnh và dị cảm như: tê bì, kiến bò… ở chi bị tổn thương.
  • Chóng mỏi và giảm khả năng vận động của chi.
  • Dấu hiệu “đi lặc cách hồi”: Bệnh nhân đi được một đoạn đường thì xuất hiện đau dữ dội và co rút cơ ở bắp chân, do đó phải dừng lại để nghỉ. Sau nghỉ vài phút thì hết đau và lại có thể đi tiếp. Hiện tượng trên cứ tiếp diễn và tăng dần, quãng đường đi được giữa các lần nghỉ ngày càng ngắn lại trong khi thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài hơn.

Triệu chứng thực thể:

  • Chi lạnh hơn bình thường
  • Thay đổi màu sắc da của chi bị tổn thương:
  • Theo tư thế: để bình thường thấy da có màu tái nhợt hoặc xen kẽ các chỗ tái nhợt với các chỗ da bình thường
  • Mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất: phải bắt mạch cả hai chân và so sánh
  • Rối loạn tiết mồ hôi.
  • Da chi thường khô, teo, lông thưa, rụng.
  • Các cơ bị teo, nhẽo
  • Loét và hoại tử đầu chi: xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở chi tăng lên và trở nên thường xuyên, xuất hiện các vết loét đầu tiên thường ở đầu ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Đo dao động động mạch
  • Đo nhiệt độ da: Thấy nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt so với bên lành.
  • Chụp động mạch cản quang:Biết được tình trạng hệ tuần hoàn bên của chi có động mạch chính bị viêm tắc.

Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, bệnh tiến triển có tính chất chu kỳ, các cơn đau cấp tính giảm, nhưng sau đó lại tái phát kịch phát mỗi khi có những kích thích như thay đổi thời tiết, hút thuốc, căng thẳng về tâm lý…

Dần dần các đợt bệnh bị rút ngắn,nhưng thời gian lại kéo dài ra làm cho bệnh nhân đau đớn thường xuyên, toàn trạng suy sụp, hoại tử chi… và phải chỉ định mổ cắt cụt chi bị bệnh.

Sau khi đã cắt cụt chi bị bệnh, quá trình bệnh lý có thể tiếp tục phát triển ở chi đối diện hoặc các chi trên.

Điều trị viêm tắc động mạch

Điều trị nội khoa:

  • Dùng các thuốc chống co thắt mạch máu:
  • Lý liệu pháp: xoa bóp bấm huyệt

Điều trị ngoại khoa

Mổ cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh động mạch, phẫu thuật cắt cụt chi bị viêm tắc động mạch: Đây là biện pháp điều trị cuối cùng phải dùng đến, khi tình trạng hoại tử chi làm cho bệnh nhân đau đớn và suy sụp nặng. Để tránh mắc căn bệnh này thì mọi người nên có cuộc sống lành mạnh,không hút thuốc lá,ăn uống đầy đủ,tập thể dục thường xuyên giúp cho mạch máu lưu thông tốt,tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn