Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em dễ gây thành dịch. Bệnh thủy đậu thường lành tính trừ khi có biến chứng viêm não.
- Điểm danh thảo dược điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm
- Khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần phải làm gì?
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh thủy đậu do virus Varicella- Zoster gây nên. Trên lâm sàng virus này có thể gây ra hai bệnh cảnh lâm sàng khác nhau là bệnh thủy đậu và bệnh Zona( do đáp ứng của cơ thể với virus).
Ngoài cơ thể virus kém bền vững, người có miễn dịch với bệnh thủy đậu cũng có khả năng chống lại bệnh zona và ngược lại.
Dịch tễ học thủy đậu
Nguồn lây bệnh là bệnh nhân thủy đậu, bệnh lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi nốt thủy đậu bong vảy( sau 7 đến 8 ngày). Bệnh lây chủ yếu bằng đường hô hấp do virus có trong giọt nước bọt của bệnh nhân bắn ra xung quanh khi bệnh nhân ho, hắt hoi. Một số ít trường hợp bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc với mụn nước.
Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em 6 tháng đến 7 tuổi. Người lớn ít nguy cơ mắc bệnh hơn do đã có miễn dịch từ trước đó. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa lạnh do lúc này virus phát triển mạnh. Sau khi khỏi bệnh miễn dịch để lại bền vững.
Triệu chứng lâm sàng bệnh thủy đậu
Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14 đến 17 ngày. Bệnh ủ bệnh lâu và triệu chứng lâm sàng thời điểm này im lặng.
Thời kỳ khởi phát thường ngắn khoảng 1 đến 2 ngày, triệu chứng không rõ ràng nên dễ bỏ qua. Thời kỳ này bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ hoặc không sốt trừ những trường hợp suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sốt cao 39 đến 40 độ C, mê sảng. Bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đau người, ho và đau họng.
Thời kỳ toàn phát còn gọi là thời kỳ ban mọc hay nốt thủy đậu mọc. Nốt thủy đậu mọc nhanh có khi ngay ngày đầu của bệnh với đặc điểm lúc đầu là những ban màu hồng, vài giờ sau thành nốt phỏng nước tròn, trong, rất nông như đặt trên da, hơi lõm giữa, đường kính khoảng 5mm. Sau 24 giờ ngả màu vàng, vài ngày sau đóng vẩy rồi bong vẩy, không để lại sẹo trừ khi gãi loét hoặc bội nhiễm. Mọc rải rác khắp người, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt cổ. Mọc thành nhiều đợt nên trên cùng một diện tích da các nốt thủy đậu không cùng lứa tuổi. Nốt thủy đậu có thể mọc ở niêm mạc trong má, vòm họng, khi vỡ thành những nốt loét nông, tròn hoặc bầu dục, làm chảy nước dãi hoặc nuốt đau. Hiếm khi thuỷ đậu mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ. Bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt trừ khi có biến chứng. Bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, nổi hạch ngoại.
Thời hồi phục bệnh sau 7 ngày giảm dần rồi khỏi, các nốt thủy đậu bong vảy, da có thể sạm một thời gian nhưng không để lại sẹo. Trừ khi bệnh có nhiễm khuẩn ở các nốt thủy đậu mới để lại sẹo.
Bội nhiễm nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh thủy đậu
Biến chứng bệnh thủy đậu
Bội nhiễm nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh thủy đậu. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi. Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu và liên cầu, viêm niêm mạc miệng, âm hộ…nếu thủy đậu mọc nhiều, viêm hạch ngoại biên, apxe dưới da cũng có thể xảy ra.
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, viêm thận trong các trường hợp nặng, sau khi ban mọc 3 -4 ngày bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu, khỏi sau vài tuần.
Viêm phổi thường gặp ở người lớn bị thủy đậu hơn ở trẻ em. Đây là biến chứng nguy hiểm, biểu hiện sốt cao, khó thở, tím tái, đau ngực và ho ra máu.
Viêm não là biến chứng thần kinh thường gặp nhất, nguyên nhân có thể do virus thủy đậu hoặc do dị ứng hay do một loại virus có sẵn trong não nhưng giải phẫu bệnh cho thấy đây là viêm não hậu phát.
Dị tật bẩm sinh mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, trẻ đẻ ra có thể bị dị tật bẩm sinh như teo cơ, bất thường ở mắt, chậm phát triển trí tuệ. Mẹ bị thủy đậu ngay trước khi sinh sẽ gây một tỷ lệ tử vong đáng kể cho thai nhi ( khoảng 30% ).
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn