Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh chửa ngoài tử cung

Nạo phá thai nhiều lần, vệ sinh cá nhân kém đặc biệt là vệ sinh bộ phận sinh dục kém, các khối u trong lòng trứng hoặc ngoài vòi trứng là những nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh chửa ngoài tử cung

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh chửa ngoài tử cung

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về hiện tượng chửa ngoài tử cung mà bạn nên lưu ý để phòng tránh.

Chửa ngoài tử cung là gì?

Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung. Trứng thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng rồi di chuyển về buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại vòi trứng hay trong ổ bụng sẽ gây ra chửa ngoài tử cung.

Nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung

Nguyên nhân chủ yếu do biến dạng vòi trứng:

  • Viêm vòi trứng, nạo hút thai nhiều lần dẫn đến dễ viêm phần phụ
  • Sau phẫu thuật tạo hình vòi trứng làm hẹp lòng vòi trứng hoặc vòi trứng bị cứng, nhu động kém
  • Các khối u trong lòng trứng hoặc bên ngoài vòi trứng, đè ép làm hẹp lòng vòi trứng trong đó có lạc nội mạc tử cung
  • Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường
  • Do tắc hẹp vòi trứng bẩm sinh

Những dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung

  • Tắt kinh: có khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc rối loạn kinh nguyệt, đôi khi choáng nặng do chửa ngoài tử cung vỡ mà không có dấu hiệu tắt kinh hay rối loạn kinh nguyệt
  • Vú căng, buồn nôn, nôn, lợm giọng…
  • Ra huyết âm đạo: là triệu chứng phổ biến nhất, thường sau chậm kinh ít ngày đã thấy ra huyết. Huyết ra ít màu đen, màu sô cô la, có lẫn màng, khối lượng và màu sắc máu không giống hành kinh
  • Đau bụng vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra huyết. Nếu có thai thì thường không đau bụng, Khi thấy đau bụng thì phải nghĩ ngay đến có sự bất thường.

Những dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung

Những dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung

  • Ngất: thường do đau bụng kèm theo có mất máu gây nên tình trạng choáng ngất
  • Trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ, tùy thuộc vào mức độ chảy máu trong ổ bụng mà bệnh nhân có thể có biểu hiện sốc điển hình hay không. Có thể nhận thấy những biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồi hôi, chân tay lạnh, khát nước, hốt hoảng, có thể lịm đi,mạch nhanh huyết áp tụt.

Trên đây là thông tin mà bác sĩ tư vấn cung cấp mà bạn cần phải lưu ý.

Phòng chửa ngoài tử cung bằng cách nào?

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt là vùng kín, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh cho cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh sạch sẽ những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh, khố khoảng 3-4h/lần, tránh để quá lâu có nguy cơ gây nhiễm khuẩn sinh sục
  • Khi có dấu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nên đi khám ngay và điều trị sớm tránh những biến chứng đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau này
  • Khi có hiện tượng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt chị em cần mua que thử thai về nhà thử, trường hợp có thai cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đóan kịp thời
  • Không nạo phá thai bừa bãi gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này

Chửa ngoài tử cung có thể có con được hay không?

Nếu chắc chắn là chửa ngoài tử cung thì phương pháp điều trị là phẫu thuật. Phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ khối chửa vỡ, khâu cầm máu. Với buồng trứng còn lại thì sản phụ vẫn có khả năng quan hệ tình dục, sinh sản bình thường. Tuy nhiên cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để nhận được tư vấn  trước khi có ý định mang thai lần kế tiếp

Chửa ngoài tử cung có thể có con được hay không ?

Chửa ngoài tử cung có thể có con được hay không?

Các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà theo các phương pháp thiếu khoa học để hạn chế những biến chứng không mong muốn sau này.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn