Đừng ngần ngại đến khám Bác sĩ, bởi trong đa số trường hợp tiểu không tự chủ có thể giảm nhẹ sau khi thực hiện những chỉ dẫn thay đổi lối sống đơn giản.
- Chỉ số Apgar trong sản khoa có ý nghĩa gì?
- Thừa cân béo phì gây nhiều bệnh
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh về gan
Nguyên nhân gây nên chứng tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là gì?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, tiểu không tự chủ không hiếm gặp nhưng bệnh nhân thường lúng túng trong việc xử trí cũng như ngại với bạn bè người thân nên thường có xu hướng giấu bệnh. Bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau, từ những lần rò rỉ nước tiểu ngẫu nhiên khi ho hoặc hắt hơi đến việc tiểu tiện không kiểm soát khi gặp những kích thích bên ngoài.
Tiểu không tự chủ ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Sự bất tiện mà chứng bệnh này đem lại đôi khi không chỉ cản trở bệnh nhân hòa nhập cộng đồng mà còn có thể ảnh hưởng tâm lý cũng như tính cách của bệnh nhân. Lời khuyên đưa ra là đừng ngần ngại đến khám bác sĩ, bởi trong đa số trường hợp tiểu không tự chủ có thể giảm nhẹ sau khi thực hiện những chỉ dẫn thay đổi lối sống đơn giản. Những trường hợp nặng hơn cần đến điều trị y tế để kiểm soát, giảm bớt hoặc ngưng hẳn hiện tượng tiểu không tự chủ.
Các triệu chứng thường gặp
Tiểu không tự chủ thể hiện rõ ràng triệu chứng không kiểm soát được sự tiểu tiện theo ý muốn. Nước tiểu thoát khỏi bàng quang khi bệnh nhân không hề chủ động. Triệu chứng này có thể ngẫu nhiên gặp một vài lần trong đời, nhưng với những bệnh nhân mắc phải chứng này, đây là trải nghiệm thường xuyên hàng ngày.
Tiểu không tự chủ là một triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh lý cũng như nguyên nhân khác, như: thói quen, các vấn đề y tế cơ bản hoặc các vấn đề vật lý. Đánh giá toàn diện bởi bác sĩ là cần thiết, nhằm mục đích xác định chính xác nguyên nhân, đánh giá nguy cơ cũng như điều trị đúng cách.
Nguyên nhân của tiểu không tự chủ kéo dài
Tiểu không tự chủ với thời gian diễn biến kéo dài hơn thường là hậu quả của những vấn đề thể chất hoặc thay đổi tâm sinh lý kéo dài, bao gồm:
- Mang thai và sinh con: Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ thường mắc phải tiểu không tự chủ do sự thay đổi nội tiết và áp lực từ tử cung lên bàng quang tăng dần. Các hiện tượng sa tử cung, bàng quang, trực tràng hay ruột non … cũng có thể gây ra tiểu không tự chủ.
- Thay đổi lão hóa: Người cao tuổi thường đi kèm những tổn thương teo đét và thoái hóa trên khắp các cơ quan. Cơ bàng quang có thể chịu ảnh hưởng và giảm khả năng lưu trữ của bàng quang gây ra tiểu không tự chủ thể tràn.
- Giai đoạn mãi kinh: estrogen trong giai đoạn này giảm khiến cho niêm mạc bàng quang và niệu đạo có nguy cơ thoái triển và làm nặng thêm tình trạng tiểu không tự chủ.
- Các nguyên nhân khác bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, viêm tuyến tiền liệt mất tự chủ bàng quang., phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hội chứng đau bàng quang (viêm bàng quang kẽ), viêm tuyến tiền liệt mất tự chủ bàng quang., ung thư bàng quang hoặc sỏi bàng quang…các rối loạn thần kinh hoặc rối loạn tắc nghẽn đường tiểu khác.
Tiểu không tự chủ ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt hàng ngày
Nguyên nhân của tiểu không tự chủ tạm thời
Dược sĩ Đại học tư vấn, tiểu không tự chủ tạm thời có thể gây ra khi bạn lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách một số thực phẩm, đồ uống và thuốc. Khi xác định được nguyên nhân và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát hoặc ngừng hẳn các triệu chứng. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Rượu và caffeine: gây kích thích bàng quang, đồng thời cũng có tác dụng lợi tiểu. Sử dụng rượu và caffeine quá nhiều có thể gây tiểu không tự chủ.
- Uống quá nhiều: Uống nước với số lượng nhiều trong thời gian ngắn làm tăng đột ngột lượng nước tiểu xuống bàng quang.
- Mất nước: Mất nước có thể dẫn đến cô đặc máu, rối loạn điện giải. Hiện tượng rối loạn điện giải gây kích thích bàng quang.
- Bàng quang kích thích: bàng quang kích thích có thể khởi phát hoặc diễn biến nặng hơn khi sử dụng đồ uống có ga, trà, siro bắp…các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, gia vị và acid (cam quýt và cà chua…).
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tim, thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc dãn cơ…có thể là nguyên nhân góp phần vào vấn đề mất tự chủ bàng quang.
Một số các bệnh lý cũng chịu trách nhiệm về tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời. Có thể kể đến các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, táo bón…
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn