Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, lây qua đường hô hấp; bệnh để lại biến chứng tại tinh hoàn, tụy, tuyến nước bọt và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
- Những sai lầm phổ biến nhất ở sinh viên y trong chạy bộ
- Những điều cần biết về váng sữa dành cho trẻ em
- Nhiễm khuẩn tiết niệu và những điều bạn nên biết
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, quai bị do virus quai bị gây nên, virus quai bị có cấu trúc ARN thuộc nhóm paramyxovirus, có ái tính với hệ thống các tuyến và thần kinh. Virus tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp nhưng bị bất hoạt nhanh khi ra ánh nắng, trong điều kiện khô nóng và các thuốc sát khuẩn thông thường.
Dịch tễ học quai bị
Nguồn lây bệnh là những người đang mắc quai bị ở tất cả các thể. Đường lây là đường hô hấp, bệnh lây trực tiếp qua các giọt nước bọt nhỏ từ người bệnh bắn ra do bệnh nhân hắt hơi, ho…Thời gian lây từ 7 ngày đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới và xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa đông – xuân. Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên và gây dịch trong các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo và các đơn vị tân binh, bệnh hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người già, nam mắc nhiều hơn nữ. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời, miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng một năm.
Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 18-21 ngày
Triệu chứng lâm sàng quai bị
Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 18-21 ngày, bệnh không biểu hiện trong giai đoạn này.
Thời kỳ khởi phát bệnh nhân sốt cao 38-39 độ, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Bệnh hay gặp là viêm tuyến mang tai, chiếm 70% các thể quai bị. Đau tại 3 điểm khớp thái dương hàm, mỏm xương chũm, góc xương hàm dưới.
Thời kỳ toàn phát, lúc này đặc trưng là viêm tuyến nước bọt mang tai. Sau 24-28 giờ viêm tuyến nước bọt mang tai bệnh nhân có sốt. Lúc đầu sưng 1 bên mang tai, sau 1 đến 2 ngày sưng tiếp bên kia thường sưng cả hai bên ít gặp sưng một bên. Khi tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ, da căng bóng, không đỏ, ấn đau, không lõm, sờ nóng, không bao giờ hóa mủ, sưng khoảng 1 tuần. Các triệu chứng khác bao gồm đau hàm khi há miệng khi nhai, nuốt đau lan ra tai, họng viêm đỏ, hạch góc hàm sưng to.
Thời kỳ lui bệnh: bệnh thường tự khỏi trong vòng 10 ngày, sốt giảm sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt hết sưng trong vòng 8 đến 10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến nước bọt một thời gian. Tuyến nước bọt không bao giờ hóa mủ trừ khi bị nhiễm khuẩn và cũng không bao giờ bị teo. Các triệu chứng bệnh khác cũng lui dần và bệnh khỏi hẳn.
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, viêm tinh hoàn hay gặp ở lứa tuổi dậy thì chiếm 20-30% số bệnh nhân quai bị, đứng thứ hai sau tuyến nước bọt mang tai. Thường xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai đã dịu đi, vào ngày 5-10 của bệnh. Bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, tinh hoàn sưng to và đau, da bìu căng đỏ không bao giờ hóa mủ và thường bị sưng một bên. Thường sau 3-5 ngày bệnh nhân hết sốt, sau hai tuần tinh hoàn mới hết sưng, sau hai tháng mới có thể đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Nếu teo một bên tinh hoàn thì không ảnh hưởng tới sinh sản nếu teo hai bên có thể gây vô sinh, có khoảng 30-40% các trường hợp quai bị teo tinh hoàn.
Bệnh có thể tự khỏi không cần điều trị nhưng cần đề phòng biến chứng teo tinh hoàn, viêm tụy…hậu quả để lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn