Các biểu hiện cơ năng thường gặp bao gồm: những cơn đau nhói bụng, đau bụng kèm đầy hơi, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.
- Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thoái hóa đốt sống cổ
- Tác dụng của đinh lăng trong việc nâng cao sức khỏe con người
- Dấu hiệu nhận biết chảy máu bên trong cơ thể
Nguyên nhân và triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn nhu động đại tràng (ruột già), còn được biết đến tên khác là bệnh Đại tràng co thắt. Các biểu hiện cơ năng thường gặp bao gồm: những cơn đau nhói bụng, đau bụng kèm đầy hơi, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.
Đa phần hội chứng ruột kích thích sẽ không gây tổn thương không hồi phục nên ruột già mặc dù triệu chứng gây ra cho bệnh nhân là rất khó chịu, ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Bệnh không gây ra viêm nhiễm, hầu như không làm thay đổi cấu trúc mô của ruột cũng không làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Trong đa số trường hợp, khi người bệnh học cách quản lý lối sống, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế căng thẳng, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát. Hội chứng ruột kích thích ít khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích
Dược sĩ Đại học tư vấn, hội chứng ruột kích thích có những biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Các triệu chứng không điển hình dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Có thể kể đến các triệu chứng phổ biến nhất thường gặp:
- Đau bụng âm ỉ hoặc những cơn đau rút.
- Cảm giác chướng bụng khó tiêu.
- Đầy hơi. Ợ hơi.
- Tiêu chảy hoặc táo bón (đôi khi xen kẽ)
- Phân nhầy.
Đa phần người bệnh chỉ có những triệu chứng nhẹ kể trên. Bệnh nhân có thể học cách chung sống và kiểm soát tình trạng bệnh và làm giảm hoặc làm mất hoàn toàn các triệu chứng. Trong những trường hợp nặng hơn, cần có những điều trị y tế nhất định, đặc biệt các trường hợp có các dấu hiệu và triệu chứng nặng.
Bởi các các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích không đặc hiệu mà có thể xảy ra trong nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác nhau, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Đối với hầu hết người bệnh, khi đã chẩn đoán xác định là hội chứng ruột kích thích, cần xác định đây là một tình trạng mãn tính, mặc dù có thể sẽ có những lúc các dấu hiệu và triệu chứng được cải thiện thậm chí biến mất, nhưng cũng sẽ có những đợt triệu chứng quay trở lại hay nặng hơn.
Chưa có kết luận chính xác cơ chế gây ra hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện tại, chưa có kết luận chính xác cơ chế gây ra hội chứng ruột kích thích. Trong trạng thái bình thường, các lớp cơ thành đường ống tiêu hóa sẽ co giãn nhịp nhàng tạo thành từng đợt sóng nhu động đẩy thức ăn từ dạ dày qua đường ruột vào trực tràng. Khi có hội chứng ruột kích thích, các đợt nhu động trở nên mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Dòng thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, điều này gây ra đầy hơi và tiêu chảy.
Điều ngược lại xảy ra trong một số trường hợp, nhu động ruột giảm khiến dòng thức ăn đi chậm lại, phân trở thành cứng và khô gây ra táo bón. Hệ thống thần kinh đại tràng hoạt động bất thường cũng đóng một vai trò, làm tăng các triệu chứng gây khó chịu hơn bình thường.
Mặc dù cơ chế và nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng một số tác nhân sau được chứng minh có tham gia kích hoạt hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
Thực phẩm: Nhiều bệnh nhân phản ánh triệu chứng bệnh xấu đi rõ rệt khi ăn một số thực phẩm nhất định. Ví dụ: gây ra táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng sữa sô cô la hoặc rượu. Đầy hơi khó chịu khi uống đồ uống có ga và một số loại trái cây và rau quả.
Sang chấn tâm lý (stress): Trạng thái căng thẳng, lo âu có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh, nhưng không phải yếu tố gây ra hội chứng ruột kích thích. Đa số bệnh nhân ghi nhận các triệu chứng có xu hướng tăng lên khi trải qua những giai đoạn stress hoặc thay đổi lối sống.
Yếu tố nội tiết: Số liệu chỉ ra số lượng nữ giới mắc phải hội chứng ruột kích thích gấp đôi nam giới. Các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong tình trạng này. Bằng chứng là vào thời điểm xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, các bệnh nhân nữ thường thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn.
Bệnh lý đường ruột khác: trong nhiều trường hợp, hội chứng ruột kích thích xảy ra sau một đợt bệnh đường ruột cấp tính khác; ví dụ: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng (viêm dạ dày ruột)…
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn