Nha chu và những điều cần biết để bảo vệ răng miệng

Nướu của bạn đột nhiên sưng, đau, đồng thời tích tụ mùi hôi, đây chính là dấu hiệu của bệnh nha chu. Nha chu rất phổ biến và có thể gây nhiều vấn đề.

Nha chu và những điều cần biết để bảo vệ răng miệng

Nha chu và những điều cần biết để bảo vệ răng miệng

Bệnh này không chỉ gây mất tự tin khi nói chuyện cùng người khác, nó còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho răng miệng. Nếu viêm nha chu quá nặng có thể làm rụng hết răng của bạn.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nha chu

Bác sĩ tư vấn: Các dấu hiệu xuất hiện cảnh báo tình trạng nha chu của bạn như:

– Vùng lợi sưng đau, có màu đỏ hoặc tím tái; nướu cũng bị sưng và gây đau khi ăn uống.

– Lâu dần nướu bị thu lại, tụt xuống để lộ ra vùng chân răng, đồng thời làm khoảng cách giữa các răng lớn hơn bình thường. Thức ăn bị mắc lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dễ dẫn tới các bệnh viêm nhiễm.

– Tình trạng chảy máu chân răng cũng xuất hiện khiến cho hơi thở có mùi nồng.

– Lợi tụt sâu làm cho răng không còn chỗ bám vững chắc, khi ăn thức ăn cứng có thể làm các răng bị xô vào nhau, lâu dần dẫn tới rụng răng.

Nguyên nhân làm xuất hiện nha chu

Nha chu rất phổ biến, nó gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Khi nướu bị viêm nhiễm quá nặng, các mô sẽ bị tổn thương gây chảy máu, men răng cũng bị phá hủy dẫn tới nha chu.

– Trong một số giai đoạn phát triển như dậy thì, chu kì kinh nguyệt, mãn kinh hoặc thậm chí mang thai, tuổi già… làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch nhạy cảm hơn dễ làm cho viêm nhẫm xuất hiện, làm tăng nguy cơ nha chu.

– Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, sâu răng, nhiễm trùng, hoặc các bệnh có liên quan tới hệ miễn dịch đều có nguy cơ mắc phải bệnh này.

Nguyên nhân làm xuất hiện nha chu

Nguyên nhân làm xuất hiện nha chu

– Nếu bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc như chống co giật, chống co thắt ngực… những thuốc này có thể dùng giảm tiết nước bọt, răng sẽ được bảo vệ ít hơn bình thường, dễ dẫn tới nha chu.

– Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây ra nha chu như: dinh dưỡng kém, vệ sinh răng miệng không thường xuyên, vệ sinh không đúng cách, hút thuốc lá, lạm dụng các loại chất kích thích…

– Ngoài ra nếu tiến hành phục hình răng với chất lượng kém, hay gia đình có tiền mắc các bệnh về răng miệng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Điều trị nha chu đúng cách

Để điều trị bệnh nha chu có thể dùng các phương pháp như:

– Đối với nha chu ở mức độ nhẹ thì có thể tiến hành lấy cao răng, vệ sinh chân răng tại các phòng khám nha khoa, điều này giúp gỡ bỏ các mảng bám tích tụ, làm sạch chân răng, đồng thời hạn chế sự bám của vi khuẩn trên bề mặt răng. Nếu cần có thể uống thêm kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát mức độ viêm nhiễm trong miệng.

Điều trị nha chu đúng cách

Điều trị nha chu đúng cách

– Nếu nha chu ở mức độ nặng, viêm nhiễm kéo dài thì có thể bạn sẽ cần tiến hành một số các phẫu thuật như: Phẫu thuật Flap làm sạch răng, nâng nướu, cố định chân răng. Ngoài ra có thể ghép mô mềm cho các vùng bị tổn thương; ghép men răng tại các vị trí men răng bị phá vỡ; tái tạo mô giúp phát triển men răng mới; hoặc sử dụng men răng tái sinh nhằm kích men răng tăng trưởng, tăng cường mô nướu.

Để tránh bệnh nha chu cần có chế độ sinh hoạt hợp lí như: chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng định kì 3 tháng một lần, dùng loại bàn chải lông mềm có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi và khung răng. Không ăn vặt vào ban đêm, sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Nếu cần có thể lấy cao răng, làm sạch răng theo định kì.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn