Sữa mẹ đang trong tình trạng như thế nào? Tốt hay không thì chúng ta phải dựa vào màu của sữa để nhận biết. Vậy cách quan sát màu sữa đúng không phải ai cũng biết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có những kiến thức cơ bản về sữa mẹ.
- Omega-3 hiểu và dùng như thế nào cho đúng?
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng sau bại liệt
- Tìm hiểu về việc dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
Nhận biết tình trạng của sữa mẹ thông qua màu sắc của sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ. Mỗi mẹ sẽ có một màu sữa khác nhau và màu của sữa cũng sẽ thay đổi theo cách bạn bảo quản, theo thời gian và theo nguồn thực phẩm bạn cung cấp cho cơ thể khi đang cho con bú.
Sữa mẹ có màu như thế nào được cho là tốt?
Bác sĩ tư vấn: Sữa mẹ sau sinh sẽ có sự thay đổi liên tục phù hợp với nhu cầu của bé. Những giai đoạn của sữa mẹ vài tuần sau sinh như sau:
- Sữa non: Sữa non thường xuất hiện ở những tuần cuối trước khi sinh và những ngày đầu sau sinh. Sữa non có chứa các kháng thể, lợi khuẩn, ít dinh dưỡng, ít mỡ và chứa nhiều beta-carotene rất tốt cho trẻ sơ sinh và sữa này có màu vàng nhạt hoặc màu cam.
- Sữa chuyển tiếp: sau vài ngày sữa non tiết ra, sữa mẹ sẽ tăng lên để cung cấp đủ sữa cho con ăn, sữa này được gọi là sữa chuyển tiếp. Và màu của sữa sẽ chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng.
- Sữa trưởng thành: Sau sinh 2 tuần, sữa mẹ sẽ được chuyển hoàn toàn thành sữa trưởng thành. Sữa trưởng thành cũng có 2 phần, phần sữa tiết ra đầu tiên được gọi là sữa đầu có màu nhạt hoặc trắng trong có ít dinh dưỡng, phần sữa sau màu trắng đục được gọi là sữa cuối giàu chất béo hơn.
Giải thích màu sắc của sữa mẹ?
Những thức ăn, thực phẩm chức năng và thảo dược… khi hấp thụ vào cơ thể mẹ đều có thể trở thành nguyên nhân biến đổi màu của sữa mẹ. Hơn nữa, chúng cũng có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu của con bạn. Do đó, bạn nên cảm thấy bình thường và không cần phải lo lắng quá nhiều.
Giải thích màu sắc của sữa mẹ?
Một số màu sắc khác của sữa mẹ:
- Sữa mẹ có màu xanh lá cây: Nguyên nhân là do mẹ ăn những loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau xanh hoặc các loại thảo mộc.
- Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ khi các mẹ ăn hoặc uống những thực phẩm có màu tương ứng.
- Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Nguyên nhân có thể là sữa bạn có lẫn máu do bạn bị nứt núm vú hoặc ống dẫn sữa có máu. Điều này không đáng lo ngại và bạn vẫn cho bé ăn sữa bình thường vì sữa mẹ sẽ trở lại bình thường khi mẹ khỏi. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.
- Sữa mẹ có màu đen: Phần lớn nguyên nhân là do mẹ sử dụng kháng sinh Minocin không được khuyến khích cho mẹ đang cho con bú sử dụng. Trong giai đoạn cho con bú, nếu có ý định sử dụng thuốc gì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông, màu sữa mẹ như thế nào là tốt?
Khi bạn vắt sữa ra và bảo quản trong ngăn mát, sữa sẽ chia làm 2 phần, 1 phần kem chứa chất béo ở trên và một phần sữa nhạt ở dưới, điều này là bình thường. Khi sử dụng bạn chỉ cần lắc đều lên là được. Khi bảo quản sữa trong ngăn đá, sữa sẽ chuyển sang màu vàng.
Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông, màu sữa mẹ như thế nào là tốt?
Để cải thiện chất lượng sữa mẹ bạn nên làm thế nào?
Bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ đa dạng các loại thực phẩm. Sau sinh, do thiếu rất nhiều sắt và canxi do đó bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu 2 nguyên tố đó như cà rốt, gạo lứt… và không nên ăn những thực phẩm cay và nặng mùi sẽ khiến sữa giảm chất lượng và có mùi khác biệt. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái để sữa về nhiều và dành nhiều thời gian chăm sóc bé. Tích cực cho bé bú thường xuyên và nếu bạn phải đi làm hãy hút sữa và trữ sữa đúng cách để bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn