Nhiễm trùng bàng quang và những điều nhất định phải biết

Nhiễm trùng bàng quang có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây nhiều phiền toái cho đời sống của người bệnh. Cần phát hiện sớm và điều trị đúng tránh tình trạng bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

và những điều nhất định phải biết

Nhiễm trùng bàng quang và những điều nhất định phải biết

Dưới đây là thông tin chi tiết bạn cần tìm hiểu về nhiễm trùng bàng quang.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là E.coli, Enterobacter, Proteus, Citerobacter. Tiếp đến là cầu khuẩn, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh. Nếu viêm bàng quang do trực khuẩn mủ xanh thì nguy hiểm vì vi khuẩn này có sức đề kháng tốt, kháng lại hầu hết các loại kháng sinh. Ngoài ra còn vi khuẩn Mycolasma, Chlammydia gây viêm niệu đạo cấp tính hoặc mạn tính.

Yếu tố thuận lợi gây viêm bàng quang như: sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi thận, nam giới có bệnh u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang,… Đối với nữ giới, cầu trúc giải phẫu niệu đạo ngắn, gần hậu môn nên nếu vệ sinh không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, lội ngược dòng lên bàng quang gây viêm nhiễm. Nữ giới trong độ tuổi quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng bàng quang cao hơn. Ở trẻ trai nếu bị mắc bệnh hẹp bao quy đầu cũng dễ bị viêm bàng quang.

Viêm bàng quang là biến chứng của một số bệnh khác như sỏi bàng quang, thủ thuật thông niệu đạo, tiểu đường, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, tác dụng phụ của thuốc hóa trị ifosfamide, cyclophosphamide.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh nhiễm trùng bàng quang là:

  • Đau rát niệu đạo
  • Khi đi tiểu thấy cảm giác đau buốt
  • Đau bụng dưới
  • Đi tiểu ra máu hoặc mủ trắng, đục, mùi hôi
  • Tiểu nhiều lần
  • Trẻ nam mắc nhiễn trùng bàng quang thường kêu đau sau khi đi tiểu, bị đái dầm, mỗi lần đi tiểu xong tay cầm chặt chim vì đau rát.

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết

Biến chứng do nhiễm trùng bàng quang

Nguy hiểm nhất của nhiễm trùng bàng quang nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách là bệnh từ cấp tính trở thành mạn tính, tình trạng viêm lội ngược dòng: viêm thận, thận ứ mủ, viêm đài thận, suy thận,..

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng bàng quang cần làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm vi khuẩn từ đó lên kế hoạch điều trị kháng sinh đổ, lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất để điều trị bệnh. Để đánh giá tình trạng tổn thương bàng quan cần làm siêu âm và nội soi vùng bàng quang để xác định được nguyên nhân có do sỏi bàng quang hoặc u bàng quang hay không.

Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng bàng quang

Bác sĩ tư vấn: Khi có các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ ngay tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị vì có những loại vi khuẩn đã kháng hầu hết các loại kháng sinh, nếu bạn sử dụng bừa bãi không những không khỏi bệnh mà còn gây hại cho cơ thể. bác sĩ sẽ tư vấn, khám và đưa ra các xét nghiệm sau đó chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho bạn. Sau khi có chỉ định bạn cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt, không điều trị dở dang, không tự động điều chỉnh thuốc, thay thuốc. Với trẻ em để phát hiện bệnh cần quan sát trẻ: nếu trẻ đi tiểu nhiều lần, tiểu dầm đêm cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn