Cúm là bệnh có khả năng lây bệnh nhanh chóng, nắm được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng và điều trị bệnh tốt hơn.
- Những điểm thay đổi đáng kinh ngạc ở phụ nữ mang thai
- Tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm hôn mê gan
- Tác dụng của rau dền mà có thể bạn chưa biết
Những điều cần biết khi bị cúm
Nguyên nhân gây bệnh
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, cúm là bệnh xuất hiện theo mùa và có khả năng lây bệnh nhanh chóng. Bệnh cúm do virus cúm gây ra khiến cho nhiễm trùng đường hô hấp. bệnh xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 7-10 ngày. Với sự xuất hiện của nhiều loại virus có nguồn gốc từ gia súc gia cầm thì bệnh này càng trở lên nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ là những người có sức đề kháng kém, bệnh dễ tiến triển theo các chiều hướng khác nhau.
Có nhiều chủng loại cúm như cúm A/H5N1, A/H1N1,…, cúm B và cúm C, nhưng cúm A là loại phổ biến thường gặp nhất. Cúm có thể lây khi bạn hít phải 1 giọt nhỏ dung dịch của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi, hoặc khi bạn chạm vào những vật mà người bệnh đã chạm vào cũng có thể bị lây. Và có một số chủng còn lây khi bạn ăn thức ăn gia súc gia cầm nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Cúm là một bệnh thường gặp, mỗi năm trung bình người trưởng thành có thể bị cúm từ 2-3 lần, trẻ em có thể tần suất bị nhiều hơn, bệnh này ai cũng có nguy cơ mắc phải. những người yếu, sức đề kháng dễ nhiễm bệnh hơn. Những biểu hiện bệnh thể hiện ra ngoài gồm có những triệu chứng sau:
Sốt cao khoảng 40 độ, cơ thể ớn lạnh, ho và hắt hơi sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chỉ mắc phải những triệu chứng thông thường của bệnh cúm thì có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu có biểu hiện của các loại cúm gia cầm nặng hơn như A/H1N1… thì phải đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị ngay lập tức không để bệnh tiến triển nặng hơn và có thể biến chứng theo chiều hướng nguy hiểm.
Đối với chủng cúm thường thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn đủ chất
Cách điều trị bệnh và biện pháp phòng bệnh
Điều trị cúm như thế nào?
- Đối với chủng cúm thường thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn đủ chất là sẽ tự khỏi bệnh sau một thời gian ngắn khoảng 1 tuần.
- Nếu không khỏi bạn có thể điều trị bằng thuốc cảm cúm để giảm các triệu chứng, tuy nhiên không được sử dụng aspirin.
- Ngoài ra bạn có thể tắm bằng nước ấm có nhỏ vài giọt dầu tràm hoặc sử dụng miếng dán để giảm đau cơ, súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng.
- Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm những thuốc kháng virus cho những người bị nặng và có thể bị biến chứng nặng.
Cách phòng ngừa bệnh
- Dược sĩ Đại học tư vấn, tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng và tiêm đủ mũi nhắc lại.
- Uống nhiều nước để làm loãng đờm.
- Nếu có hút thuốc thì ngưng hút để giảm những biến chứng nguy hiểm.
- Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh khỏi bệnh.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và vứt ngay khăn giấy sau khi sử dụng để tránh cho người khác cầm vào có thể lây bệnh.
- Nếu thấy có các triệu chứng nặng hơn như sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp, ho ra máu, đau hoặc cứng cổ, đau chảy mủ từ tai hoặc mũi thì đến ngay bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay để kịp xử lý những biến chuyển nặng.
- Nếu ra nơi công cộng thì phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh của người khác.
- Cho trẻ ăn các thức ăn loãng, dễ tiêu và uống nước hoa quả để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin để trẻ có các kháng thể để chống chọi với bệnh và nhanh khỏi bệnh. Nhất là rau xanh và các loại củ quả.
- Giữ ấm cho trẻ nhất là vào thời tiết lạnh.
- Mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt và vệ sinh da cho trẻ thật sạch sẽ khi trẻ không sốt.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về những biện pháp phòng và điều trị cúm hiệu quả.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn