Những điều cần biết về bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh da liễu tự miễn khiến tế bào da tích tụ trên bề mặt thành vảy và mảng đỏ gây ngứa đau đớn cho người bệnh, bệnh nhân cần được điều trị sớm và đúng phương pháp.

Những điều cần biết về bệnh vảy nến

Những điều cần biết về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, bệnh vẩy nến là tình trạng tăng tốc độ sản sinh tế bào da khiến các tế bào tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy, mảng đỏ gây ngứa và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu tự miễn vì vậy hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh vẩy nến bao gồm:

  • Xuất hiện những mảng da đỏ phủ vảy dày
  • Các mảng da đỏ trên da
  • Da khô, nứt nẻ có thể chảy máu
  • Ngứa, rát hoặc đau nhức vùng da vảy nến
  • Móng tay dày, dễ gãy
  • Các khớp cứng và sưng nề

Hầu hết các loại bệnh vẩy nến đều trải qua các chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó giảm dần trong một thời gian hoặc thậm chí sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết các loại vảy nến

Bệnh vẩy nến mảng bám: Thường gặp nhất. Bệnh vẩy nến mảng bám gây ra các tổn thương da khô, nổi mảng đỏ phủ vảy trắng tại các vị trí khác nhau trên cơ thể như bộ phận sinh dục, miệng, ngực, lưng, mặt… Các mảng bám có thể gây ngứa và đau đớn.

Bệnh vẩy nến móng tay: Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân gây rỗ, mọc móng bất thường và đổi màu. Móng tay vẩy nến có thể dễ bong và tách ra khỏi móng tay. Trường hợp nghiêm trọng có thể làm hỏng móng.

Bệnh vẩy nến Guttate: Thường gặp chủ yếu ở người lớn trẻ và trẻ em. Bệnh thường được kích hoạt bởi một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Dấu hiệu đặc trưng là các vết thương nhỏ, hình giọt nước, vảy xuất hiện trên thân, cánh tay, chân và da đầu.

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến vô cùng đau đớn và khó chịu

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến vô cùng đau đớn và khó chịu

Để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Tuân thủ đơn thuốc và phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên trong khung giờ từ 7 – 9h sáng
  • Nên giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh để da bị tổn thương và khô

Khi nào bạn nên đến Bác sĩ chuyên khoa

  • Khi xuất hiện dấu hiệu của nhiễm khuẩn như: sốt cao, sưng tấy, chảy máu, dịch mủ ở da
  • Bệnh tiến triển nặng hơn hay những tổn thương mới xuất hiện trong quá trình điều trị
  • Xuất hiện mụn mủ trên da, đặc biệt nếu có kèm sốt, kiệt sức, đau cơ, và đau khớp hay sưng tấy.

Vẩy nến là một bệnh da liễu không do lây nhiễm. Tuy bệnh có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ do một vùng da tróc vẩy sưng trên diện rộng nhưng không có lý do gì người bị vẩy nến bị kỳ thị hay xa lánh. Đây là một bệnh cần được điều trị lâu dài. Bạn cần kiên trì cũng như kiêng cữ để phòng ngừa những đợt bệnh bùng phát. Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị và theo dõi bệnh.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn