Những điều nên biết về cây hương nhu

Cây hương nhu là cây thuốc khá phổ biến trong dân gian dùng chữa đau bụng, cảm mạo, nhức đầu, nôn ói, chảy máu cam, tiêu chảy có tác dụng quan trọng trong giảm sốt, lợi thấp, mồ hôi,…

Những điều nên biết về hương nhu

Những điều nên biết về cây hương nhu

Dưới đây là một số điều cần biết về cây hương nhu và tác dụng của chúng đối với sức khỏe của chúng ta.

Cây hương nhu tía là cây gì?

Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cây hương nhu tía có tên khoa học là Ocimum sanctum L thuộc họ bạc hà. Cây hương nhu còn có tên gọi khác là cây é đỏ, é tía. Cây hương nhu tía là loài cây cổ nhiệt đới, thường mọc hoang hoặc được trồng để lấy lá ăn. Bên cạnh đó, cây hương nhu còn được trồng để làm thuốc là chủ yếu. Các bộ phận sử dụng làm thuốc là thân, cành, lá, hoa của cây hương nhu tía.

Hương nhu tía thuộc dạng cây thân thảo có chiều cao trung bình 1 mét, thân có màu đỏ tía, có lông bao phủ xung quanh.Toàn thân cây tỏa ra một mùi thơm rất dễ chịu. Lá cây hương nhu mọc đối nhau,có lông bao phủ, thường có màu nâu đỏ, mép lá có răng cưa, cuống lá dài. Hoa cây hương nhu nở thành chùm, gồm nhiều hoa màu trắng hoặc màu tím, xếp thành chùm trên một cuống dài. Khi cây ra hoa là lúc cây được thu hái để sử dụng.

Cây được thu hái có thể để nguyên cành hoặc cắt thành từng đoạn khoảng 2 – 3 cm rồi đem phơi khô trong bóng râm để dùng dần. Cây hương nhu có hai loại là cây hương nhu trắng và cây hương nhu tía. Cây hương tía có giá trị chữa bệnh hơn. Hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam, Hòa Bình…..

Cây hương nhu tía có hình dáng nhỏ hơn, thường ít mọc hoang và thường được người dân trồng trong nhà để làm thuốc. Loài hương nhu tía thường khó kiếm hơn.

Cây hương nhu tía là cây gì?

Cây hương nhu tía là cây gì?

Thành phần hóa học

Thành phần chính của cây hương nhu có là tinh dầu ogenola tạo nên mùi thơm đặc trưng của loài cây này.

Tác dụng của cây hương nhu

  • Trị hôi miêng

Hôi miệng là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người do lối vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc súc miệng bằng nước hương nhu hằng ngày có tác dụng giảm hôi miêng rõ rệt do tính kháng khuẩn trong cây.

Cách sử dụng: Lấy 10g hương nhu cùng 200ml nước cho vào nồi đất sắc lấy nước súc miệng 2 lần/ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủliên tục trong 15 ngày.

  • Có tác dụng kháng khuẩn

Theo nghiên cứu về thuốc Bắc Nam cho thấy Hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt đối với các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, bạch hầu, phế viêm, …

Cách sử dụng: 2g hương nhu, 9g mộc qua, 9g tía tô (cành và lá) dùng sắc nước uống trong ngày. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau: 500g hương nhu, 200g hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua), 200g bạch biển đậu (sao qua); rồi tán nhỏ  trộn đều với nhau và cho 10g vào mỗi túi. Mỗi lần dùng lấy ra 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, khi nước thuốc nguội mới uống.

  • Chữa cảm lạnh

Người bị cảm lạnh do dính nước mưa có thể ấp dụng bài thuốc từ loài é đỏ.

Cách sử dụng: 500g hương nhu tía, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ trộn đều. Khi sử dụng dùng 8-10 g ; đem pha với nước sôi uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn; uống liên tục 3 ngày. Hoặc có thể dùng 100g hương nhu tía đem tán nhỏ. Pha với nước sôi uống mỗi lần 8g. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, nếu thấy ra mồ hôi thì sẽ khỏi bệnh.

Tác dụng của cây hương nhu

Tác dụng của cây hương nhu

  • Điều trị chứng đầy bụng khó tiêu

Hương nhu có tác dụng điều trị chứng nôn mửa hay ăn quá nhiều đồ lạnh vào mùa hè.

Cách sử dụng: Hương nhu tía 12g, Tía tô (cả lá và cành) 9g, Mộc qua 9g với 500 ml đem sắc còn 150 ml.

  • Giải nhiệt cơ thể hạ sốt

Hương nhu kết hợp một vài vị thuốc có công dụng đào thải, thanh lọc các loại độc tố tích trữ giúp giảm thiểu bệnh tật và sự tiến triển của bệnh có sẵn.

Cách sử dụng: lá hương nhu tươi mang giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên đầu, trán và thái dương.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn