Những điều nên biết về thuốc Imodium

Thuốc Imodium là thuộc đặc hiệu trong điều trị tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, điều trị triệu các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đường ruột, ngộ độc thức ăn đặc biệt là ở người lớn.

Những điều nên biết về thuốc Imodium

Những điều nên biết về thuốc Imodium

Thuốc sử dụng tương đối hiệu quả với viên đầu tiên và bệnh dứt điểm với viên thứ 2. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Imodium.

Thông tin cơ bản về thuốc Imodium

  • Thành phần thuốc

Thuốc Imodium chứa thành phần chính là Loperamid hydrochlorid. Chất này có tác dụng làm chậm lại hoạt độ co bóp của nhu động ruột khi thuốc đi vào cơ thể    tránh được hiện tượng tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, phân sống.

  • Chỉ định:

Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

  • Tác dụng phụ:

Tác dụng có thể thể có: Táo bón, chướng hơi, đau đầu, mắc ói, chóng mặt, buồn ngủ, nôn ói, đau bụng, ăn không tiêu, bị dị ứng gây nổi mẩn ngứa…

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ, mất ý thức, giảm tầm nhìn, khó tiểu, tắc hoặc bán tắc ruột… nhưng các tác dụng phụ này ít khi xảy ra.

  • Liều lượng sử dụng
  • Trẻ em từ 12- dưới 18 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên
  • Người trưởng thành: Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2 viên

Chú ý: Uống không quá 6 viên một ngày. Chỉ nên uống thuốc khi đã được bác sĩ tư vấn, khám chữa.

Thông tin cơ bản về thuốc Imodium

Thông tin cơ bản về thuốc Imodium

Cách sử dụng thuốc Imodium

  • Chống chỉ định:

– Không dùng cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi, người già.

– Cận thận đối với cho bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng khi sử dụng thuốc.

– Tránh sử dụng đối với các trường hợp bệnh nhân lỵ cấp khi trong phân có máu và sốt cao.

– Các trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cấp, bị viêm ruột do vi trùng xâm lấn khi sử dụng thuốc phải được sự kê đơn của các dược sĩ bác sĩ.

– Cần tránh việc ức chế nhu động ruột.

– Phải ngưng sử dụng thuốc ngay khi xuất hiện hiện tượng tắc ruột, táo bón, căng chướng bụng. Hoặc đối với người bệnh quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Và bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nhiễm trùng do sự tấn công của các vi khuẩn có khả năng xâm nhập sâu vào niêm mạc ruột như nhiễm E.coli, Salmonella, Shigella. Suy gan nặng.

  • Tương tác thuốc:

Dược sĩ tư vấn: Co-trimoxazole làm tăng tính khả dụng sinh học của loperamide.

  • Thận trọng:

– Đối với các bệnh nhân tiêu chảy, hiện tượng mất nước điện giải có thể xảy ra, trong trường hợp này thực hiện liệu pháp bù nước, điện giải là quan trọng nhất.

– Ở bệnh nhân tiêu chảy cấp, khi thực hiện các biện pháp lâm sàng nếu không cải thiện trong vòng 48 giờ thì nên ngừng sử dụng Imodium mà phải xem xét lại nguyên nhân gây tiêu chảy.

Cách sử dụng thuốc Imodium

Cách sử dụng thuốc Imodium

– Trong trường hợp bệnh nhân mắc rối loạn chức năng gan phải được theo dõi sát các dấu hiệu gây độc thần kinh trung ương.

– Bệnh nhân AIDS dùng thuốc này để điều trị tiêu chảy phải ngưng thuốc khi có những triệu chứng sớm nhất như căng chướng bụng.

  • Cách bảo quản

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, không để thuốc trong phòng tắm hay ngăn đá của tủ lạnh. Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn