Các nang này cũng gây ra những ảnh hưởng nặng nề, phá vỡ cấu trúc vốn có và ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan. Bởi vậy, việc điều trị là không thể bỏ qua.
- Nguyên nhân gây táo bón và biện pháp khắc phục cho trẻ
- Xuất tinh ngược dòng– căn bệnh khó nói của đấng mày râu
- Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị bệnh thận đa nang
Dưới đây là phương pháp điều trị thận đa nang mà bạn cần phải tìm hiểu.
Định nghĩa về thận đa nang
Bệnh thận đa nang (PKD) sẽ gây ra tổn thương dạng nang tròn chứa đầy dịch phát triển trong các tạng, thường là ở thận. Các u nang này là lành tính, không có độ ác tính xâm lấn hay di căn như ung thư. Tuy vậy, các nang này cũng gây ra những ảnh hưởng nặng nề, phá vỡ cấu trúc vốn có và ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan. Bởi vậy, việc điều trị là không thể bỏ qua.
Phương pháp điều trị và thuốc
Điều trị bệnh thận đa nang bao gồm điều trị triệu chứng cũng đồng thời dự phòng và điều trị các biến chứng nếu có. Tùy theo triệu chứng và biến chứng trên từng trường hợp cụ thể mà hướng điều trị sẽ thay đổi phù hợp cho bệnh nhân:
– Đối với bệnh nhân tăng huyết áp: Kiểm soát huyết áp được chứng minh có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ suy thận. Chế độ ăn nhạt, giảm chất béo, giảm đạm và hạn chế lương calorie trong khẩu phần ăn có thể giúp ích. Ngoài ra, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân bỏ thuốc lá, tăng cường thể dục thể thao nhằm kiểm soát cân nặng cũng như tránh căng thẳng stress.
Định nghĩa về thận đa nang
Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống thường là không đủ, các Bác sĩ tư vấn sẽ cân nhắc chỉ định thêm các thuốc hạ huyết áp. Nhóm thuốc ưu tiên trong trường hợp bệnh nhân thận đa nang là nhóm ức chế men chuyển (ACE). Ngoài ra, cần có sự kết hợp thuốc và sử dụng thêm các nhóm thuốc hạ huyết áp khác khi cần thiết, như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn giao cảm, thuốc chẹn kênh calci…
– Điều trị giảm đau: Đau là một triệu chứng mãn tính và phổ biến đối với bệnh thận đa nang. Thông thường, acetaminophen (tên thường dùng paracetamol) sẽ được chỉ định trong trường hợp cơn đau nhẹ và kiểm soát được. Những một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra đề nghị phẫu thuật cắt bỏ u nang khi chúng quá lớn và gây đau nặng nề.
– U nang cản trở tuần hoàn: Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng đôi khi u nang có thể gây ra những cơn đau quặn thận, phát triển chèn ép vào mạch máu và các cơ quan khác. Đối với trường hợp này chỉ định phẫu thuật là cần thiết nhắm lấy dịch từ các u nang, giải phóng chèn ép tuần hoàn.
– Nhiễm trùng tiết niệu: thận đa nang có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận. Trường hợp này bác sĩ thường chỉ định kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ thận khỏi những tổn thương thứ phát.
– Biến chứng tiểu máu: Ngay khi nhận thấy có máu trong nước tiểu, cần tăng cường uống nước để pha loãng nước tiểu, ngăn cục máu đông hình thành. Nghỉ ngơi tránh vận động có thể có lợi cho việc cầm máu. Những trường hợp nhất định cần những can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.
Phương pháp điều trị và thuốc
– Suy thận: tình trạng suy giảm toàn bộ các chức năng của thận liên quan đến các tổn thương về số lượng và chất lượng nephrone của thận. Đây là tình trạng biến chứng nghiêm trọng nhất, ở giai đoạn muộn bệnh nhân bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
– U nang gan: u nang gan thường xảy ra ở nữ giới do vai trò của hormone Estrogen. Điều trị dự phòng nang gan chủ yếu là liệu pháp thay thế hormone. Trong số ít trường hợp, các chỉ định hút dịch u nang hay cắt bỏ một phần hoặc ghép gan có thể được đưa ra tùy tình trạng cụ thể.
– Biến chứng phình mạch (thường gặp ở động mạch trong não): Đây là một biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ dẫn tới vỡ phình và gây ra tai biến mạch máu não thể xuất huyết não. Tầm soát phình mạch là cần thiết, đặc biệt với những bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc tăng huyết áp khó kiểm soát. Khi phát hiện ra túi phình động mạch, tùy thuộc vào kích thước có thể có chỉ định phẫu thuật cắt túi phình để ngăn nguy cơ chảy máu.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn