Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder –ASPD) là một bệnh lý tâm thần với đặc trưng là nhân cách bất thường, khó chịu và không thích ứng với các quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Dạng rối loạn nhân cách này thường gặp với tỉ lệ cao hơn hẳn ở những tù nhân (đặc biệt nhóm mang tội liên quan đến bạo lực), những người lạm dụng rượu và nhóm người nghiện chất.

Thách thức điều trị

Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội luôn là một thách thức lớn. Bệnh nhân mắc rối loạn này không nghĩ bản thân cần điều trị, dẫn đến không hợp tác điều trị và các hành động chống đối. Đa số bệnh nhân tiếp nhận điều trị bắt buộc hoặc bị người nhà quản thúc nên mới tới điều trị. Số liệu thống kê cho thấy có hơn 70% bệnh nhân không tuân thủ quá trình điều trị hoặc bỏ ngang.

Những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia điều trị cần hiểu rõ đặc điểm của bệnh để theo dõi sát sao bệnh nhân có tuân thủ điều trị hoặc không. Họ có thể bao là: Gia đình, bác sĩ gia đình, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, dược sĩ, nhân viên xã hội, thậm chí cả bạn bè và đồng nghiệp.

Phương pháp điều trị

Điều trị một rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể áp dụng các hình thức và phương pháp như: tâm lý trị liệu, liệu pháp thư giãn và quản lý tức giận, thuốc men, nhập viện theo dõi nội trú. Tùy vào tình hình riêng của từng người bệnh mà bác sĩ có thể quyết định áp dụng phương pháp nào là tốt cho bệnh nhân hoặc phối hợp điều trị nhiều phương pháp.

  • Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị chính đối với rối loạn này. Tâm lý trị liệu thực hiện thông qua một cuộc trò chuyện với chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần có chuyên môn. Tùy theo tình hình cuộc trò chuyện và phản hồi từ bệnh nhân mà lựa chọn phương thức trị liệu, gồm:

+ Nhận thức hành vi liệu pháp: thông qua việc chỉ ra các hành vi của bản thân bệnh nhân mang tính không lành mạnh, tiêu cực để hướng bệnh nhân có niềm tin và hành động tích cực, lành mạnh.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị

+ Psychodynamic tâm lý: Mục đích là nâng cao nhận thức của bệnh nhân, nhìn nhận thẳng thắn những hành vi và tư duy vô thức, qua đó thay đổi hoặc hạn chế tính tiêu cực của họ.

+ Psychoeducation: giáo dục bệnh nhân về lợi ích của trị liệu, cách đối phó bệnh tật và kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan.

Tâm lý trị liệu ngoài việc thực hiện với cá nhân người bệnh, cũng có thể được thực hiện với một nhóm bệnh nhân, hoặc các phiên trị liệu có sự tham gia của gia đình và bạn bè. Những người xung quanh bệnh nhân cũng cần được cung cấp kiến thức và kỹ năng để sống chung với người bệnh, cũng như theo dõi việc điều trị của người bệnh tại nhà.

  • Liệu pháp hóa dược

Một số nhóm thuốc tâm thần thường được chỉ định để điều trị các bệnh kết hợp với rối loạn nhân cách chống đối xã hội và thường cho kết quả tốt:

– Nhóm chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được chỉ định để ngăn ngừa trạng thái chán nản, giận dữ, khiến bệnh nhân bớt khó chịu, không bốc đồng hay tuyệt vọng và gây ra những tình huống bạo lực, phá hoại.

– Nhóm thuốc bình thần: thuốc được chỉ định để ổn định tâm trạng của bệnh nhân, giảm tính xâm lược và bốc đồng.

– Thuốc chống lo âu: thường được chỉ định khi bệnh nhân có vấn đề liên quan lo âu hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn khiến bệnh nhân giảm lo âu nhưng tăng hành vi bốc đồng.

– Nhóm thuốc chống loạn thần (an thần kinh): các thuốc an thần kinh được chỉ định khi có hoang tưởng hoặc ảo giác khiến bệnh nhân mất liên lạc với thực tại. Hoặc các trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, quá tức giận, khó kiểm soát.

  • Nhập viện và chương trình điều trị

Bác sĩ tư vấn: Những trường hợp bệnh tiến triển nặng, việc để bệnh nhân ngoài cộng đồng trở nên nguy hiểm và nhập viện điều trị nội trú là bắt buộc. Nhập viện được khuyến cáo khi bệnh nhân có nguy cơ gây nguy hiểm hoặc không còn khả năng tự chăm sóc.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn