Sữa chua là món ăn ưa thích của nhiều người. Sữa chua thơm ngon, dễ ăn, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn sữa chua có cần phải lưu ý điều gì hay không?
- Chẩn đoán và điều trị tứ chứng Fallot
- Các thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng
- U nang lông và những điều cần biết
Sử dụng sữa chua cần lưu ý điều gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm một số kiến thức khi ăn sữa chua sao cho hiệu quả, an toàn nhé!
Công dụng của sữa chua
Bác sĩ tư vấn: Sữa chua cung cấp nguồn năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột, canxi, natri, kali, phốt pho, vitamin D, DHA… Chính những thành phần dinh dưỡng đa dạng đã khiến cho loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng và dùng vào mọi thời điểm trong ngày. Sữa chua giúp ngăn ngừa nhiều bệnh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp xương, răng chắc khỏe, ngừa loãng xương, giúp phát triển trí não, giúp tăng cảm giác thèm ăn, giúp nhu động ruột cùng hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phóng chống hiện tượng táo bón, phục hồi sức khỏe sau khi bệnh,…
Thời điểm nào nên ăn sữa chua?
- Sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 1 tiếng nên ăn thêm một hộp sữa chua. Bởi vì lúc này dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của acid lactic, giúp điều tiết vi khuẩn đường ruột lợi cho sức khỏe cơ thể.
- Khi phải lao động chân tay vất vả hoặc công việc mang tính chất yêu cầu phải suy nghĩ, tư duy nhiều thì chúng ta nên dùng 1 hộp sữa chua khi đang làm việc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục thể lực, giảm stress và nâng cao hiệu quả tư duy.
- Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: Những đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, người bị táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản…
Thời điểm nào nên ăn sữa chua?
Cần chú ý điều gì khi ăn sữa chua?
- Chỉ nên ăn sữa chua được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh vì lúc này, sữa chua sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất. Không nên giữ sữa chua trong ngăn đá, tuy không gây hại cho sức khỏe con người nhưng dưới tác động của nhiệt độ quá lạnh sẽ dễ khiến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Đồng thời cũng không nên để sữa chua ngoài môi trường quá lâu. Do đó, giá trị dinh dưỡng từ món sữa chua sẽ không còn đảm bảo. Mặt khác, nếu ăn sữa chua được bảo quản đông lạnh sẽ dễ khiến chúng ta bị viêm họng, ê răng…
- Lưu ý: Sau khi ăn sữa chua xong vào buổi tối, các bạn phải vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để ngừa các bệnh về răng miệng.
- Khi bụng đang đói thì không nên ăn sữa chua. Tuy không gây hại cho cơ thể khi dùng sữa chua lúc đói nhưng giá trị dinh dưỡng trong sữa chua sẽ không còn đảm bảo, nhất là men lactic trong sữa chua sẽ dễ bị phân hủy trong môi trường mạnh.
Cần chú ý điều gì khi ăn sữa chua?
- Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên làm nóng sữa chua bằng lo vi sóng hay bất cứ phương pháp nào khác vì nguy cơ làm chết nhiều vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Chúng ta có thể dùng sinh tố trái cây như bơ, đu đủ, dâu… kết hợp xay nhuyễn cùng 1 hộp sữa chua để tăng sự ngon miệng, hấp dẫn của món ăn. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng dồi dào trong sữa chua, thành phần trong các loại trái cây còn giúp bổ sung nhiều chất xơ, vitamin rất tốt cho sức khỏe của gia đình bạn.
- Các bạn cũng có thể dùng các loại sữa chua được làm từ nha đam, mứt trái cây vô cùng thơm ngon và tươi mát mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng.
- Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua.
- Chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua cho 1 ngày. Như đã đề cập, dùng quá nhiều sữa chua đôi khi không thực sự an toàn. Hãy nên ăn có chừng mực để đảm bảo lượng sữa chua này không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn