Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không tiết đủ hormon để đáp ứng nhu cầu của cơ thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Suy giáp bẩm sinh
Đặc điểm của suy giáp bẩm sinh
Trên thế giới cứ 4000 trẻ sinh ra sống sót sau đẻ lại có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Tỷ lệ này ở Việt Nam khoảng 2500 trẻ và thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, phía trước khí quản, có nhiệm vụ hấp thu iod từ thức ăn để sản xuất hormon T3, T4 giúp điều hoà cơ thể, phát triển cả về thể chất và tinh thần. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon thì gọi là suy giáp, nếu xảy ra từ khi mới sinh ra thì được gọi là suy giáp bẩm sinh. Quá trình hình thành thai nhi, tuyến giáp không được di chuyển đến đúng vị trí thì không thể hoạt động bình thường được, hoặc có trường hợp tuyến giáp nằm đúng vị trí nhưng lại không phát triển nên không thể sản xuất hormon, thậm chí có những trường hợp tuyến giáp nằm đúng vị trí, phát triển bình thường nhưng lại không thể sản xuất được hormon. Nếu thiếu hormon tuyến giáp, trẻ không thể lớn được, não không phát triển gây ra chứng đần đồn, người lùn. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sau khi sinh 2- 3 tuần thì trẻ phát triển hoàn toàn bình thường.
Cách phát hiện trẻ bị suy giáp bẩm sinh
Bác sĩ tư vấn: Thông thường các triệu chứng của suy giáp bẩm sinh không biểu hiện ngay sau để nên các bác sĩ rất khó phát qua khám bệnh thông thường. Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện ở giai đoạn muộn, khi này việc điều trị ít có hiệu quả, trẻ đã bị thiểu năng trí tuệ, phát triển thể chất bất bình thường và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Để phát hiện suy giáp bẩm sinh sớm cần xét nghiệm cho trẻ qua chương trình sàng lọc sơ sinh. Sau sinh từ 1-3 ngày, trẻ sẽ được lấy máu gót chân hoặc mu tay để định lượng nồng độ TSH, nếu nồng độ TSH cao thì gia đình sẽ được thông báo để cho trẻ đi khám chuyên khoa để xác định suy giáp bẩm sinh. Nếu để muộn hơn, thì trong giai đoạn trước 1 tháng tuổi có thể phát hiện ra trẻ suy giáp bẩm sinh bằng các triệu chứng trẻ chậm thải phân xu, gây chứng táo bón sau này, vàng da kéo dài trên 2 tuần, màu da thường xám chì, ngủ nhiều hơn bình thường, người lờ đờ, chậm phản ứng với các tác động bên ngoài, ít quấy khóc, trẻ bú ít hoặc bỏ bú, chậm lên cân, lưỡi to bè , thò ra ngoài, tay chân lạnh. Sau giai đoạn sơ sinh thấy trẻ chậm phát triển thể chất, chậm lên cân, chậm phát triển chiều cao, tóc thưa, răng mọc chậm, chậm phát dục, người kém linh hoạt, khó tiếp thu kiến thức, học kém.
Cách phát hiện trẻ bị suy giáp bẩm sinh
Điều trị suy giáp bẩm sinh như thế nào?
Việc điều trị cho trẻ cần tiến hành sớm sau 2-3 tuần đầu sau sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì sẽ không có hiệu quả điều trị. Do thiếu hụt hormon tuyến giáp nên trẻ sẽ đượ sử dụng hormon tuyến giáp tổng hợp L- thyroxin. Việc sử dụng thyroxin điều trị hàng ngày không mang đến nhiều tác dụng phụ. Nếu liều sử dụng thyroxin quá thấp thì trẻ sẽ có biểu hiện của suy giáp, còn nếu dùng liều quá cao, trẻ có thể sẽ có các biểu hiện tiêu chảy, nhịp tim nhanh, khó ngủ…do đó để điều trị hiệu quả trong 2 năm đầu cần thường xuyên làm xét nghiệm máu cho trẻ. Từ 2 tuổi trở lên, số lần thử máu sẽ giảm, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ để điều chỉnh thuốc.
Việc sử dụng thuốc cho trẻ là suốt đời do đó bố mẹ cần tạo thói quen sử dụng thuốc hàng ngày cho con. Ngoài ra, cho trẻ ăn uống bình thường, không cần kiêng khem hay bổ sung quá nhiều iod cho con.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn