Tác dụng bất ngờ từ những phần tưởng vô dụng trong cuộc sống

Trong cuộc sống, có những phần bị bỏ đi khi chế biến thực phẩm nhưng lại có tác dụng chữa bệnh vô cũng bất ngờ đối với sức khỏe của con người. Vậy tác dụng đó là gì?

Tác dụng bất ngờ từ những phần tưởng vô dụng trong cuộc sống

Tác dụng bất ngờ từ những phần tưởng vô dụng trong cuộc sống

Chuyên gia y tế cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến tác dụng của những nguyên liệu tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày.

Nhân hạt táo

Trong y học cổ truyền, nhân hạt táo ta có tên là Toan táo nhân, được chế biến bằng cách đặp hạt táo, lấy phần nhân bên trong. Phần nhân này có thể dùng sống hoặc đem sao. Toan táo nhân có vị chua, tính bình, quy vào kinh Tâm, Can. Toan táo nhân sao đen được dùng để điều trị các trường hợp tâm hư, đổ mồ hôi khi ngủ, ngủ kém, nóng trong người. Toan táo nhân sống được dùng để trị chứng ngủ nhiều, đổ mổ hôi, hay lo sợ.

Kê nội kim

Trang thuốc Bắc Nam chia sẻ: Là lớp màu vàng phủ mặt trong mề gà, được chế biến bằng cách, khi mổ gà, lấy phần màu vàng trong mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sao với cát. Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị, bang quang. Đây là một trong những vị thuốc hàng đầu có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa. Kê nội kim có tác dụng chữa các chứng đầy bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, ăn không tiêu, lười ăn. Ngoài ra, kê nội kim còn là vị thuốc được biết đến chuyên dùng để điều trị bệnh liên quan đến sỏi như sỏi mật, hay dùng phối hợp với Kim tiền thảo để điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Kê nội kim

Kê nội kim

Trần bì

Là vỏ của các loại cam quýt, được chế biến bằng cách lấy sau khi lấy phần múi và phần xơ bám ở vỏ, đem vỏ cam, quýt phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ. Theo y học cổ truyền, Trần bì có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, can, phế. Trần bì là vị thuốc có tác dụng hành khí, thường được dùng trong các trường hợp ăn uống chậm tiêu, bụng chướng đầy, kém ăn, ợ hơi, nôn mửa hoặc trong các trường hợp ho khạc đờm, ngực đầy.

Ô tặc cốt

Là phần mai của cá mực. Ô tặc cốt có chứa nhiều muối khoáng, nhiều calci dưới dạng muối carbonat hay phosphate. Theo y học cổ truyền, ô tặc cốt có vị mặn, tính ấm, quy kinh Can, Thận. Ô tặc cốt có tác dụng trung hòa acid nên được dùng để điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày do tăng acid dịch vị, có tác dụng là săn se vết thương nên được phối hợp với bang phiến, tán nhỏ rắc lên vết thương. Trong y học cổ truyền, Ô tặc cốt được dùng để trị chứng tỳ hư, người suy nhược, rong kinh, rong huyết, hoặc trĩ chảy máu.

Sinh khương bì

Là vỏ củ gừng già phơi khô. , có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Phế, Tỳ. Sinh khương bì hay được phối hợp với Tang bạch bì và Phục Linh bì để chữa phù do có khả năng tăng chuyển hóa nước. Ngoài ra Sinh khương bì còn được dùng để trị các trường hợp cảm lạnh, đau đầu, sốt không ra mồ hôi hay các trường hợp nôn mửa do lạnh.

Sinh khương bì

Sinh khương bì

Râu ngô

Râu ngô có vị ngọt. tính bình, có tác dụng lơi tiểu, lợi mật, thanh huyết nhiệt. Do đó, râu ngô thường dùng để chữa các bệnh phù thũng, viêm bang quang, sỏi bang quang, sỏi thận, tăng huyết áp. Để có hiệu quả, nên phối hợp râu ngô với các vị thuốc khác như Kim tiền thảo, Bông mã đề…

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn