Tác dụng của quả cau đối với sức khỏe của con người

Cau là loại cây quen thuộc với người Việt Nam. Quả cau thường được để ăn trầu, bên cạnh đó, cau còn có tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.

Tác dụng của quả cau đối với sức khỏe của con người

Tác dụng của quả cau đối với sức khỏe của con người

Các bộ phận dùng làm chữa bệnh của cau

Cây cau có tên khoa học là Areca catechu L. thuộc họ cau, được trồng nhiều ở Đông Nam á và Thái Bình dương, đặc biệt ở nông thôn và các tỉnh miền biển. Cây cau có nhiều bộ phận có thể chữa bệnh như vỏ cây, rễ cau cho tới quả, hạt.

Trong Đông Y, hạt cau được gọi là binh lang hay tân lang, vỏ quả được gọi là đại phúc bì. Hạt cau có hai loại là kê tâm tân lang (hạt cau giống tim con gà) và thoa thân tân lang (hạt cau hình thoi). Trong đó, kê tâm tân lang có tác dụng giáng khí tốt hơn thoa thân tâm lang. Quả và hạt được lấy cách đợi cau chín thì đem vỏ và hạt sấy hoặc phơi khô.

Hạt cau khô khi dùng cần ngâm nước 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần, vớt ra để ráo rồi đem thái miếng mỏng, sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ. Vỏ cau khi dùng thì ngâm nước trước 1 đêm rồi xé tơi, đem phơi hoặc sấy, hoặc có thể ngâm rượu, nấu cao. Trong hạt cau có chứa nhiều tanin, dầu béo và đường và một loại alcaloid là arecolin. Hoạt chất này thường hay kết hợp với tanin.

hạt cau có chứa Arecolin và arecailin có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, tăng tiết dịch vị

Hạt cau có chứa Arecolin và arecailin có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, tăng tiết dịch vị

Tác dụng của quả cau đối với sức khỏe của con người

Tác dụng của hạt cau

Dược sĩ Đại học phân tích, hạt cau có chứa Arecolin và arecailin có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, tăng tiết dịch vị, tăng tiết dịch ruột và co đồng tử, làm giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột, liều thấp có tác dụng kích thích thần kinh, liều cao gây ức chế. Bản thân arecolin độc, nhưng khi ăn trầu, do có vôi và nước bọt trung hoà nên arecolin được chuyển hoá thành arecalin không độc.

Theo đông y, hạt cau có vị cay đắng, tính ấm, quy vào hai kinh đại trường và kinh vị. Hạt cau có tác dụng giáng khí mạnh, phá ứ trệ. Hạt cau có thể kết hợp với đinh hương, sa nhân, trần bì, đậu khấu có tác dụng kiện tỳ, kích thích ăn uống, dễ tiêu hoá, chữa chứng ăn không tiêu, bụng trướng, ợ hơi, ợ chua. Để có tác dụng tốt, các vị thuốc khác nấu thành cao lỏng, còn hạt cau thái lát nhỏ uống sau cơm chiều.

Ngoài ra, hạt cau cũng có tác dụng diệt ký sinh trùng. Nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán ở phần đầu, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt phần cuối và phần giữa của sán nên hay kết hợp hạt bí ngô và hạt cau để chữa sán dây. Ngoài ra, hạt cau còn có tác dụng tẩy cả giun móc, giun đũa và giun kim.

Tác dụng của vỏ cau

Vỏ cau hay đại phúc bì có vị cay, ấm, quy vào hai kinh tỳ, vị. Theo đông y, vỏ cau có tác dụng hành thuỷ, hạ thuỷ chữa phù nề, đầy chướng chữa cổ chướng, tiểu tiện khó, viêm thận. Khi dùng cần cho vỏ cau vào túi vải để tránh  uống phải sợi vỏ cau.

Tác dụng của rễ cau

Rễ cau trắng sao vàng, sắc uống có tác dụng cường dương. Tuy nhiên không nên dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến phần khí trong cơ thể. Rễ cau non kết hợp với rễ cây dâu tằm, rễ dừa, sao vàng hạ thổ, thêm 1 nắm cỏ mầu trầu, mía lau, lá kim thất, đường phèn nấu uống có tác dụng chữa sỏi thận.

Tác dụng của rượu cau

Dùng 20-25 quả cau tươi, tước hết vỏ xanh, đổ cùi trắng và hạt đã thái đôi vào 1 lít rượu trắng, để trong chai, ngâm 1 tháng để nước cau chuyển thành màu vàng cánh gián là dùng được. Rượu cau có tác dụng diệt khuẩn, thanh trùng, giúp cho giun sán không bám được vào thành ruột. Khi rượu kết hợp với cau sẽ làm tăng khả năng sát khuẩn, tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khoẻ, chữa viêm lợi.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn