Tiền sản giật là tai biến sản khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, với tỷ lệ mắc 2-5% thai kỳ. Vì vậy, sàng lọc tiền sản giật sớm là rất quan trọng để phát hiện và giảm thiểu nguy cơ cho bà bầu.
- Những điều bạn cần biết về xét nghiệm HIV
- Những vai trò quan trọng của vitamin nhóm B đối với sức khỏe
Nhiều sản phụ khi đi khám đã được phát hiện có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm việc dùng thuốc dự phòng và theo dõi sát sao thai kỳ để giảm thiểu các biến chứng.
Tiền sản giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ như thế nào?
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết tiền sản giật là một hội chứng xảy ra vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, với đặc điểm chính là huyết áp cao và sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận, não và nhiều cơ quan khác trong cơ thể của sản phụ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 10 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật, trong đó có khoảng 76.000 phụ nữ và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong do các biến chứng của bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Hội chứng HELLP: Là tình trạng phá hủy tế bào hồng cầu, giảm tiểu cầu, tăng men gan, dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
- Sản giật: Tình trạng co giật, mất ý thức do huyết áp tăng cao, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở mẹ và thai nhi.
- Tổn thương các cơ quan khác: Tiền sản giật có thể gây tổn thương thận, tim, phổi và các cơ quan khác của thai phụ.
- Thai nhi tăng trưởng chậm: Do sự thiếu hụt oxy và dinh dưỡng, thai nhi có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng và mắc các dị tật.
- Bong nhau non: Nhau thai bị bong trước khi thai nhi được sinh ra, gây chảy máu và nguy cơ mất tim thai.
- Sinh non: Thai nhi sinh non dễ gặp phải các vấn đề về miễn dịch, hô hấp và các cơ quan khác.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu tiền sản giật giúp bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị dự phòng, theo dõi thai kỳ và can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.
Điều trị dự phòng và ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật sớm
Nhiều bà bầu thắc mắc liệu có cần phải đến bệnh viện sàng lọc tiền sản giật khi không phát hiện dấu hiệu bất thường khi tự đo huyết áp tại nhà. Theo Bác sĩ tư vấn câu trả lời là có, bởi vì ngoài chỉ số huyết áp, việc chẩn đoán tiền sản giật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó, việc thăm khám và sàng lọc tại các cơ sở y tế uy tín là rất cần thiết.
Tiền sản giật hoàn toàn có thể được sàng lọc từ rất sớm, ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ, giúp phát hiện nguy cơ và dự phòng bệnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thời điểm lý tưởng để sàng lọc tiền sản giật là từ tuần 11 đến tuần 13+6 của thai kỳ.
Các phương pháp sàng lọc tiền sản giật bao gồm:
- Đo huyết áp động mạch trung bình: Giúp đánh giá tình trạng huyết áp của thai phụ.
- Xét nghiệm sinh hóa PlGF hoặc PAPP-A: Cung cấp thông tin về nguy cơ tiền sản giật.
- Siêu âm thai: Đánh giá các chỉ số như chiều dài đầu mông thai, khoảng sáng sau gáy và Doppler động mạch tử cung.
Theo khuyến cáo từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn việc nhận thức được mức độ nguy hiểm của tiền sản giật sẽ giúp bà bầu lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện sàng lọc sớm. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cảnh báo và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.