Tâm trạng buồn bã của bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Việc phát triển của thai nhi được ảnh hưởng rất lớn bởi tâm trạng của mẹ khi mang bầu, mẹ bầu luôn có tâm trạng buồn bã, mệt mỏi sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật.

Tâm trạng buồn bã của bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tâm trạng buồn bã của bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của phụ nữ khi mang bầu, trong quá trình mang thai chị em thường cảm giác thấy mệt mỏi, khó chịu, lo lắng, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do vậy tâm trạng của mẹ bầu không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của mẹ và bé.

Mẹ hay buồn, khóc con sẽ nhận hậu quả khôn lường

  • Thai nhi dễ bị dị tật

Bác sĩ chuyên khoa phân tích, mẹ bầu khi mang thai dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, luôn lo lắng, mệt mỏi,…tinh thần không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo nghiên cứu cho thấy, khi ở tháng thứ 2 của thai kỳ, là lúc vòm miệng và hàm của thai nhi được hình thành và phát triển, trong thời kỳ này mẹ thường xuyên buồn, khóc, lo lắng sẽ khiến cho việc gia tăng các cảm xúc đột ngột gây nên các biến chứng cho trẻ sau sinh, thường là các biến chứng như sứt môi, hở hàm ếch.

  • Thai nhi chậm phát triển

Trong những tháng cuối của thai kỳ, khi tâm trạng của mẹ bầu thường xuyên buồn bã, khóc, trầm cảm, sợ hãi, .. sẽ khiến cho máu sẽ lưu thông kém từ đó khiến cho không đủ để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến cho thai nhi, theo số liệu thống kê, khi trẻ sinh ra thường ít hơn từ 0,5kg – 1kg so với trọng lượng phát triển bình thường của trẻ, không những thế trẻ còn đứng trước nguy cơ kém thông minh và chậm phát triển hơn so với những em bé khác phát triển bình thường.

  • Thai nhi đứng trước nguy cơ sinh non

Khi mang thai mẹ bầu buồn và khóc nhiều khiến cho cơ thể dễ bị ra máu, chảy máu, sinh non và bong nhau non, do đó việc buồn bã, mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ dễ bị trầm cảm và ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu cũng có thể đứng trước nguy cơ trầm cảm khi mang thai, một căn bệnh cũng nguy hiểm tương tự như trầm cảm sau sinh, khiến cho trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ bị trầm cảm gấp 1,5 lần so với những trẻ khác. Ngoài ra trẻ còn thường xuyên cục cằn, tâm lý bất ổn và hung hãn hơn bình thường.

  • Tâm trạng của mẹ còn ảnh hưởng đến em bé sau khi sinh

Không những tâm trạng không tốt của mẹ ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình mang thai mà còn ảnh hưởng đến trẻ sau khi sinh ra, trẻ sẽ có dấu hiệu thường xuyên quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, ngủ kém hơn, khó hơn trong việc thích ứng với môi trường sống thay đổi. Đồng thời, khi lớn dần lên, trẻ sẽ hình thành nên tính cách sống khép mình, nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người lạ, phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Mẹ mệt mỏi, trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Mẹ mệt mỏi, trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Cần làm gì để có tâm lý tốt khi mang thai?

Dược sĩ Đại học phân tích, do thay đổi lượng nội tiết trong cơ thể khiến tâm lý bất ổn là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi khi mang thai. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng tâm lý để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và của thai nhi bằng cách:

Người thân, gia đình thường xuyên chuyện trò với chị em, tạo tâm lý, không gian thoải mái chia sẻ những vướng bận để chị em sẽ không lo nghĩ về những vấn đề căng thẳng, áp lực đang diễn ra.

Mẹ bầu cũng nên tự tạo cảm giác thoải mái cho mình bằng cách thư giãn như: đi dạo, đọc báo, gặp gỡ bạn bè,… đồng thời cũng cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thức khuya, luôn giữ cho tinh thần trong trạng thái thoải mái nhất để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé được tốt.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn