Cận Tết là thời điểm dịch bệnh có xu hướng bùng phát nên người cao tuổi, người mới ốm dậy chính là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh, nâng cao sức khỏe ngay từ bây giờ.
- Chẩn đoán và điều trị dị tật khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt
- Mách bạn các loại rau thơm có lợi cho sức khỏe
- Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Lưu ý trong sinh hoạt của người cao tuổi
Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi. Đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết lạnh, thay đổi khiến người già dễ mắc các bệnh như cảm cúm, tim mạch, huyết mạch,… Vì vậy khi đi ra ngoài, đối tượng này cần phải chú ý mặc quần áo ấm, quàng khăn, đeo găng tay, bít tất đầy đủ. Nếu không phải đi xe máy thì bạn nên đội mũ ấm như: mũ vải, mũ len,…
Sức đề kháng là vũ khí để con người chống lại bệnh tật. Để có được nó, người cao tuổi nên tập thể dục 15-20 phút mỗi ngày. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: đạp xe, chạy bộ, đi bộ hay các bài tập đơn giản tại nhà. Việc thường xuyên luyện tập còn giúp xương khớp người cao tuổi dẻo dai và phòng tránh được các bệnh xương khớp ở tuổi già.
Vệ sinh cá nhân là điều cần làm mỗi ngày và quan trọng nhưng người cao tuổi nên chú ý: Nên tắm với nước ấm, không tắm quá lâu và không tắm vào buổi tối muộn.
Áp dụng chế độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của người cao tuổi
Mọi cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa theo thời gian, sức đề kháng theo đó cũng giảm dần. Điều này cũng khiến việc hấp thu thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể không còn được linh hoạt như thời trẻ. Do đó nếu chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá no, tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày,… Việc sử dụng các chất kích thích như nước giải khát có gas, rượu bia,.. quá mức đều không thể bổ sung được dinh dưỡng cho cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi.

Những người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… càng cần phải lưu ý trong cách ăn uống, sinh hoạt và thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu của bác sĩ điều trị để có cái Tết vui vẻ bên gia đình, bạn bè.
Để có một cơ thể khỏe mạnh thì việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Theo đó trong thực đơn của người cao tuổi không thể bỏ qua: chất béo, chất đạm, chất xơ… có trong rau củ và các vitamin, canxi, chất khoáng có trong hoa quả tươi.
Lưu ý: Mỗi bữa ăn nên bổ sung ít nhất 200g-300g hoa quả và 400g-500g rau xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể nhằm cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nóng trong và táo bón.
Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho sức khỏe người cao tuổi nhưng không nên lạm dụng.
Ngoài ra, người cao tuổi cần khám sức khỏe định kỳ cũng như thực hiện nghiêm túc việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn và nên thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn