Bệnh parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là bệnh do suy thoái chức năng một số tổ chức ở não như thể vân, liềm đen trong hệ thống thần kinh. Vậy nguyên nhân, phương pháp điều trị bệnh Parkinson ra sao?
- Tìm hiểu mãn dục nam ở người cao tuổi
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ máu dành cho người cao tuổi
- Dược sĩ tư vấn cách dùng thuốc an toàn cho người cao tuổi
Bệnh Parkinson luôn là nỗi ám ảnh của tuổi trung niên
Bệnh Parkinson được đặt tên theo nhà khoa học đã tìm ra căn bệnh này. Đây là căn bệnh luôn ám ảnh những người bước sang giai đoạn trung niên.
Bệnh parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là bệnh do suy thoái chức năng một số tổ chức ở não như thể vân, liềm đen trong hệ thống thần kinh. Bênh đa số xuất hiện ở người cao tuổi, thường găp nhất là đàn ông trên 50 tuổi. Nguời mắc bệnh Parkinson thường gặp các rối loạn về vận động như run, co cứng cơ, di chuyển chậm chạp. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị thêm các vấn đề khác như hồi hợp, đánh trống ngực, khó nuốt, táo bón, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất ngủ,…tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống của người bệnh.
Vậy nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người cao tuổi là gì?
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Nhưng có một đặc điểm chung ở các người bệnh Parkinson là hàm lượng dopamin trong cơ thể giảm rất nhiều. Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamin tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não. Dopamin là chất có vai trò quan trọng giúp điều khiển việc cử động và phối hợp các động tác nhịp nhàng của cơ thể. Nguyên nhân chính ở người cao tuổi bị Parkison là quá trình lão hóa, các tế bào sản sinh ra dopamin bi sự thoái hóa hoặc chết.
Phương pháp điều trị bệnh Parkinson
Do y học hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt bệnh Parkison nên việc điều trị chỉ giúp ngăn chặn tiến tiến bệnh xấu đi và làm giảm các triệu chứng như run, cứng, giảm động tác… Do đó, bệnh phải điều trị suốt đời và kết hợp 2 phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
Phương pháp không dùng thuốc
Theo bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi khi bệnh Parkinson là cần được ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau củ xanh, thức ăn mềm và dễ tiêu, uống nhiều nước.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ góp phần ngăn chặn được bệnh Parkinson
Tập thể dục thể thao giúp tăng sự dẻo dai của cơ xương giảm được cái triệu chứng rối loạn vận động do bệnh. Đi bộ là một hình thức luyện tập rất tốt cho người cao tuổi bị Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh cao tuổi thường di chuyển rất chậm chạp và dễ bị té ngã nên khi chăm sóc và cùng tập luyện bạn nên chú ý:
- Giúp người bệnh đi từng bước nhỏ, thật chậm. Bạn có thể đỡ hay dùng gậy, ghế giúp làm điểm tựa cho người bệnh cảm thấy an tâm trong quá trình tập luyện.
- Khi cần thay đổi tư thế như quay phải, quay trái, quay ngược lại thì phải hướng dẫn người bện xoay từ từ tránh thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ té ngã rất nguy hiểm. Do khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân thường suy giảm rất nhiều.
- Bạn nên đưa người cao tuổi đi tập thể dục vào buổi sáng để tăng sự tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.
Phương pháp điều trị bệnh Parkinson dùng thuốc
Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson là Levodopa. Khi vào cơ thể, levodopa vượt qua được hàng rào máu não và chuyên hoá thành dopamine. Do dopamin không vượt qua được hàng rào máu não nên phải sử dụng tiền chất của dopamine
Levodopa thường dùng ở dạng phối hợp với các chất ức chế enzym này như carbidopa, benserazid để tăng hiệu quả điều trị. Do levodopa bị các enzym decarboxylase chuyển hóa thành dopamine ở ngoại biên. Ngoài ra còn có một số thuốc khác cũng được sử dụng điều trị Parkinson ở người cao tuổi như:
Thuốc chủ vận dopamin kích thích trực tiếp lên các thụ thể dopaminergic.
Thuốc ức chế MAO-B thường hay sử dụng như selegilin và rasagiline. Chúng giúp ngăn chặn sự phân hủy của dopamine trong não do ức chế enzym monoamine oxidase não. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn hoặc mất ngủ.
Thuốc kháng cholinergic như benztropine hoặc trihexyphenidyl được sử dụng trong kiểm soát các cơn rung do bệnh Parkinson.
Bên cạnh đó, khi đã áp dụng tất cả phương pháp trên nhưng bệnh vẫn không được cải thiện thì bạn có thể chọn phương pháp ngoại khoa để điều trị của người bệnh. Trong phẫu thuật kích thích não sâu, bác sĩ sẽ cấy ghép điện cực vào một phần cụ thể của bộ não. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện được cấy vào ngực của bạn gần xương đòn sẽ gửi các xung điện để não của bạn hoạt động và cải thiện đáng kể các triệu chứng run, cứng đơ… của người mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, phẫu thuật não là một ca phẫu thuật có nhiều rủi ro nên đây luôn là phương pháp lựa chọn sau cùng.
Bệnh Parkinson không gây chết người nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân, đặc biệt người lớn tuổi hay bị biến chứng trầm cảm do cảm giác tự tin mình là gánh nặng của con cháu. Nên gia đình đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân trong quá trình điều trị. Mọi người xung quanh của bệnh nhân cao tuổi mắc Parkinson nên thông cảm yêu thương và nhẫn nại, cố gắng tạo niềm vui, quan tâm và tạo một mái ấm cho người cao tuổi. Để họ cảm thấy được sự quan tâm mà sống vui, sống khỏe, suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh Parkinson tốt hơn và tránh được biến chứng trầm cảm của bệnh.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn