Tìm hiểu chứng bệnh suy nhược cơ thể ở người cao tuổi

Suy nhược cơ thể là chứng bệnh gặp phải ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với những người cao tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này ở người cao tuổi?

Suy nhược cơ thể là chứng bệnh thường gặp với người cao tuổi
Suy nhược cơ thể là chứng bệnh thường gặp với người cao tuổi

Hãy cùng theo dõi bài viết này để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về nguyên nhân hình thành, biểu hiện và các biện pháp khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh suy nhược cơ thể ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược cơ thể, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu được xác định là do sức khỏe, tâm lý và chế độ dinh dưỡng. Cụ thể những nguyên nhân khởi phát như sau:

  • Do tâm lý: Khác với người trẻ tuổi, người già thường hay bất an về tâm lý. Khi gặp các vấn đề tác động đến tâm lý họ rất bất an dẫn đến căng thẳng, lo lắng, khó ngủ, thậm chí có thể để lại biến chứng bệnh mất ngủ kinh niên. Về lâu dài, ảnh hưởng tâm lý sẽ gây ra không ít những vấn đề về sức khỏe, trong đó suy nhược cơ thể chính là nguyên nhân xuất hiện hàng đầu.
  • Do chế độ ăn uống: Ở người già, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây không chỉ là yếu tố duy trì sự sống mà còn là yếu tố bảo vệ và phòng ngừa rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không giống như người trẻ tuổi, người già thường ăn uống rất kém do bộ tiêu hóa bị thu hẹp dần. Ở một số trường hợp, họ thường ăn kiêng không dám ăn những thực phẩm bổ dưỡng lo sợ đi ngoài nhiều lần hoặc do các yếu tố khác nhau. Chính vì thế cơ thể thiếu dinh dưỡng làm hệ miễn dịch suy giảm, lâu dần dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy nhược cơ thể rất cao.

Ngoài 2 nguyên nhân chính vừa kể trên thì một nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể ở người cao tuổi chính là những vấn đề về sức khỏe. Theo thống kê, một số người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh lý về tiêu hóa,cao huyết áp, xương khớp, tiểu đường, mất ngủ mãn tính…. thường có nguy cơ suy nhược cơ thể và có thể sinh ra các biến chứng đau nhức, mệt mỏi, uể oải, chán ăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Các biểu hiện suy nhược cơ thể ở người già

Triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể nói chung thường tác động và biểu hiện trên các mặt về sinh lý, thần kinh và tình dục. Đối với những người cao tuổi mắc phải căn bệnh này thường có các dấu hiệu như sau:

  • Biểu hiện về sinh lý: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi như không có sức lực, bị hoa mặt, chóng mặt, đau đầu, chân tay bị tê bì, chuột rút,…
  • Biểu hiện bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, giảm sự linh hoạt. Bên cạnh đó người bệnh còn rất dễ xúc động, cáu gắt, tức giận hoặc dễ tủi thân. Nhiều trường hợp luôn cảm thấy lo lắng về tình trạng bệnh càng khiến cho các biểu hiện trở nên nặng nề hơn.
  • Các biểu hiện về tình dục: Đây cũng là triệu chứng thường gặp phải ở những người bị suy nhược cơ thể nói chung cả người trẻ và người già. Nếu ở nam giới sẽ có thể bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương còn ở phụ nữ có thể làm giảm ham muốn tình dục hoặc chứng lãnh cảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt,…

Các biểu hiện suy nhược cơ thể ở người già không khó để nhận biết. Do vậy khi nhận thấy các dấu hiệu nêu trên các bạn cần chú ý để có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Biện pháp khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể ở người già

Theo các bác sĩ – giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, để khắc phục chứng suy nhược cơ thể, trước hết người cao tuổi cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đủ 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng chú ý bổ sung nhiều rau xanh, ưu tiên những loại giàu axit folic và vitamin như: súp lơ, cải bắp, mùng tơi… và những loại hoa quả có vị thanh như: thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Bên cạnh đó, người nhà cũng chú ý nên chế biến thức ăn cho các cụ ở dạng loãng để giảm cảm giác chán ăn và dễ tiêu hóa.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, các cụ cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, chú ý ngủ đủ giấc, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng. Người cao tuổi cũng cần tránh những stress, tập thư giãn, tập thở để giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Thêm vào đó, người già cũng nên xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối, không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, người nhà nên đưa các cụ đến các cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp điều trị thích hợp.

Với những người mắc suy nhược cơ thể trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải sử dụng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình 6 tháng đến 2 năm dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tâm lý, thần kinh.

Suy nhược cơ thể có nên truyền dịch?

Trong dân gian thường lưu truyền một quan niệm đó là: Khi cơ thể mệt mỏi tức là cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy chỉ cần truyền dịch là được. Bởi họ cho rằng truyền dịch thực chất là truyền các chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Dung dịch này sẽ được truyền nhỏ giọt vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch.

Tác dụng chính của giải pháp này là giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó khắc phục tình trạng mất máu, mất nước và hỗ trợ bổ sung các thành phần dưỡng chất cho cơ thể. Qua đó hi vọng giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Việc quyết định truyền nước với người cao tuổi phụ thuộc vào quyết định của bác sỹ
Việc quyết định truyền nước với người cao tuổi phụ thuộc vào quyết định của bác sỹ

Tuy nhiên với những bệnh nhân suy nhược cơ thể thì đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Vì không phải bệnh nhân nào cũng cần phải truyền nước. Việc quyết định có phải truyền nước hay không phụ thuộc vào quyết định của bác sỹ. Các bác sỹ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về nhóm dịch truyền, liều lượng và thời điểm truyền cho bệnh nhân. Về nguyên tắc chỉ khi nào các chỉ số về thành phần đạm, đường, chất điện giải… trong máu sụt giảm. Khi đó cơ thể mới cần đến truyền nước để bù đắp.

Song không giống những nhóm bệnh nhân khác, bệnh nhân suy nhược cơ thể thường rất mệt mỏi. Tinh thần suy sụp bất ổn. Việc tiếp nhận các chất truyền vào có thể gây ra hiện tượng sốc nước. Chính vì vậy để chắc chắn, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau đó bác sỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng là suy nhược cơ thể có nên truyền dịch hay không?

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn