Sỏi mật là nằm bên trong túi mật có dạng hình lê nằm ở bên dưới gan do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Tác hại của rượu bia đến sức khỏe
- Điểm danh thực phẩm giúp mẹ bầu lợi sữa
- Hướng dẫn tập Gym cơ bản dành cho người mới
Tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh sỏi mật
Những lắng đọng bất thường của mật sẽ hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật
Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
– Sỏi sắc tố mật có liên quan tới nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp.Hoặc bệnh máu làm phá hủy hồng cầu nhiều nên tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.
– Nguy cơ sỏi cholesterol cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon estrogen của nữ làm tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi mật nên có nguy cơ cao
– Chế độ ăn có nhiều béo, ít sơ có liên quan đến nguy cơ tạo sỏi cholesterol Béo bệu thường tăng cholesterol trong mật, làm tăng nguy cơ sỏi cholesterol
– Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏi mật.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Trong trường hợp điển hình đau đột ngột xuất hiện, thành cơn dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng, có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Nếu không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
– Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
– Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ,
– Khi khám bệnh: Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật không gây gan to.
– Một số bệnh nhân không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu chứng có liên quan tới sỏi
– Để chẩn đoán đúng bệnh: Bác sĩ tư vấn dựa vào Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rẻ tiền mà có giá trị cao trong chẩn đoán.
Biến chứng của bệnh sỏi mật
– Viêm túi mật cấp là biến chứng xảy ra do viêm nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho.
-Thủng túi mật thì dịch mật chảy vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
-Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật, thì đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể viêm tụy cấp, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Điều trị sỏi mật
Điều trị hỗ trợ bằng giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải lấy sỏi mật.
– Dùng thuốc giúp tan sỏi, với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
– Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
– Cắt túi mật qua nội soi,hoặc mổ phanh
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
Điều trị sỏi mật
Phòng bệnh và biến chứng?
Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật.Vậy cần ăn thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra. s
Chế độ ăn cho người bị sỏi mật:
– Hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, một phần mật cùng cholesterol tạo sỏi.
– Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam.Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.
– Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…
– Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt,hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn