Bệnh liên cầu lợn chủ yếu xuất hiện trên lợn, tuy nhiên cũng có thể lây lan sang người. Một khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân dễ gặp phải những di chứng nặng nề. Cùng tạp chí sức khỏe tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
- Bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả
- Những thực phẩm mà bệnh nhân đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn
- Bác sĩ tư vấn giải đáp về bệnh co giật
Tìm hiểu về bệnh Liên cầu lợn ở người
Hỏi: Liên cầu lợn là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Bệnh liên cầu lợn là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do một loại vi khuẩn được gọi là liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Trên các trang Thông tin y dược cũng chỉ rõ: Bệnh có biểu hiện lâm sàng với viêm màng não, nhiễm trùng huyết, hoặc viêm khớp và hàng năm dẫn đến tổn thất kinh tế đáng kể trên toàn thế giới. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 7% và để lại các di chứng nặng nề trên thính giác: 60% ù tai giảm thính lực và 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.
Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh liên cầu lợn là do đâu thưa Bác sĩ?
Trả lời:
- Đường ăn uống
Nếu lợn bị nhiễm liên cầu lợn mà ta ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, cháo lòng lợn của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn là do thói quen ăn uống (tiết canh).
- Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc
Những người có các vết thương, sây sát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ lợn bệnh. Trong quá trình chế biến, tiếp xúc trực tiếp (vệ sinh chuồng trại, giết mổ) cũng có thể lây nếu có các vết xước chân, tay. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương rách da nhỏ, vết trầy xước, lở niêm mạc chân răng… hoặc tiếp xúc với con lợn nhiễm bệnh bằng cách chăm sóc, giết mổ, chế biến mà bị xây xước chân tay.
Bênh liên cầu lợn nguy hiểm đến tính mạng con người
Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh liên cầu lợn là gì?
Trả lời:
Các chuyên gia, bác sĩ tư vấn rằng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh chóng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Bệnh cảnh viêm màng não: Sốt rất cao (lạnh chân tay, rét run, sốt trên 39ᵒC), đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, hôn mê… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt,…
- Một số trường hợp khác: xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
- Trường hợp nặng: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, xuát hiện các ban hoại tử trên da, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.
Bệnh diễn biến rất nhanh, từ khi phơi nhiễm đến khi có triệu chứng đầu tiên khoảng 3 ngày và từ khi bệnh khởi phát đến lúc toàn phát, nặng khoảng 1 ngày nên cần chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời để hạn chế tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng cho bệnh nhân.
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh liên cầu lợn?
Trả lời:
– Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm liên cầu lợn với biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra.
– Kháng sinh đặc hiệu Penicilline liều cao được chỉ định điều trị dưới hình thức: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: Ampicilline, Erythromycine hoặc nhóm Cephalosporine.
– Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực.
– Lọc máu nếu có điều kiện.
Hỏi: Làm thế nào để phòng chống bệnh liên cầu lợn?
Trả lời:
Các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết không có thuốc chủng ngừa ở người nên người dân cần phải áp dụng các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Người giết mổ lợn:
Không giết mổ lợn bị bệnh; xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường; mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ…), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.
Tiết canh không đảm bảo gây bệnh liên cầu lợn
- Người mua bán thịt lợn:
Không mua, bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; lợn phải có kiểm định của cơ quan thú y.
- Người tiêu dùng:
Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn lợn không rõ nguồn gốc; không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.
- Người chế biến thức ăn:
Giữ cho khu vực chế biến sạch sẽ; tách biệt thịt sống với thịt chín, rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn…
- Phòng chống dịch bệnh lây lan:
Bệnh liên cầu lợn là một bệnh lý rất nguy hiểm và để lại biến chứng khó lường, điều trị khó khăn, thời gian điều trị kéo dài hàng tuần đến hàng tháng với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng, tùy vào di chứng trầm trọng hay không. Một điểm cần lưu ý là sau khi nhiễm liên cầu lợn người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài trong cơ thể người, vì vậy cần duy trì thường xuyên thói quen ăn chín, uống sôi.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn