Tìm hiểu về bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Viêm đa dây thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra đồng thời trên nhiều dây thần kinh ngoại biên. Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra bệnh.

Tìm hiểu về bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Tìm hiểu về bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Vậy nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương  nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc . Đó là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác.

Nguyên nhân gây bệnh

– Nhiễm độc: rượu (nguyên nhân hay gặp nhất, kết hợp với thiếu vitamin B1), thuỷ ngân,  chì, arsen, đồng, kẽm, sulfur carbon,  tetrachlorur carbon, benzen, phospho, thallium, isoniazid, sulfamid, emetin…

– Chuyển hoá: Bệnh nhân bị loạn dưỡng porphyrin, thiếu máu ác tính, bệnh gout, bệnh đái tháo đường, suy thận (urê huyết).

– Dinh dưỡng:  Điển hình nhất là do thiếu vitamin nhóm B, nghiện rượu, bệnh Beri – Beri và những hội chứng kém hấp thu khác.

– Nhiễm khuẩn: bệnh bạch hầu, sốt thương hàn, bệnh do brucella, bệnh phong, bệnh lao, giang mai, bệnh quai bị, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh lậu, bệnh Lyme, AIDS, …

– Do thuốc: Một số loại thuốc như amiodaron, cisplatin, dapson, didanosin, isoniazid, metronidazol, perhexillin, almitrin cũng có thể làm tổn thương đến thần kinh gây ra bệnh.

– Những bệnh lý khác như  bệnh tạo keo (viêm nút quanh động mạch, lupus ban đỏ rải rác,…), bệnh lý tự miễn, đang điều trị bằng hóa trị, đau tủy xương, hội chứng cận u.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Bác sĩ tư vấn: Bệnh khởi phát dần dần tuỳ theo nguyên nhân nhưng các triệu chứng sau đây thường thấy xuất hiện ít nhiều rõ rệt trong mọi thể bệnh:

  • Rối loạn cảm giác
  • Cảm giác chủ quan: Đau khi ấn vào đường đi của các dây thần kinh, tăng cảm giác ở da. Đôi khi đau rát như bỏng thường ở bàn chân, đau tăng lên khi bước đi.
  • Cảm giác khách quan: rối loạn xúc giác, mới đầu ở đoạn cuối chi, làm cho bệnh nhân bị tê kiểu “mang găng tay” hoặc kiểu “đi bít tất”. Giảm cảm giác với nhiệt và với độ rung (mất cảm giác rung). Bệnh nhân có thể bị mất cảm giác tư thế từ đó bị chứng thất điều giả tabét, chứng này là biểu hiện ngoại lệ duy nhất của bệnh viêm đa dây thần kinh.
  • Rối loạn phản xạ

Phản xạ gân cơ và phản xạ da ở những khu vực do dây thần kinh bị viêm chi phối đều giảm hoặc mất hẳn.

  • Rối loạn vận động

Triệu chứng này rồi loạn dưới hình thức teo và yếu cơ xuất hiện đầu tiên ở các ngọn chi, như liệt nhẹ, liệt các chuỗi cơ chi trên, hoặc sẽ cảm giác bàn tay thõng do liệt hoàn toàn các cơ co duỗi ngón tay.

  • Rối loạn vận mạch

Sung huyết ở da, rồi tím tái và dinh dưỡng của da bị biến đổi, da trở nên nhẵn và bóng trong những thể bệnh kéo dài.

  • Những rối loạn thần kinh thực vật

Ỉa chảy, tiểu tiện và đại tiện không chủ động,  hạ huyết áp tư thế.

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên

Những lưu ý cho bệnh nhân

Một số lưu ý giúp bạn kiểm soát bệnh như sau:

– Tái khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn

– Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong thời gian điều trị

– Tham gia vào một nhóm tự giúp đỡ để được hỗ trợ

– Lối sống lành mạnh, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn, tránh uống rượu hoặc hút thuốc.

– Tránh những chấn thương, chất độc hoặc những vi khuẩn xâm nhập là giảm hệ miễn dịch.

Bệnh lý viêm đa dây thần kinh ngoại biên có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, có nguyên nhân điều trị được và có nguyên nhân không điều trị được. Thông thường sau một đợt viêm, tùy theo nguyên nhân, dây thần kinh có thể phục hồi hoàn toàn, một phần hay không thể phục hồi. Vì đây là một bệnh khó và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết về cách chăm sóc và điều trị bệnh. Bạn nên dùng thuốc lâu dài và tập phục hồi chức năng để phần nào giúp bệnh thuyên giảm.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn