Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có biểu hiện đặc trưng,chỉ thể hiện khi đã có biến chứng như đau xương, đau lưng, biến dạng cột sống thậm chí là gãy xương.
- Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp
- Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
- Chữa táo bón ở trẻ bằng những thực phẩm hằng ngày
Tổng quan về bệnh loãng xương ở nữ giới tuổi mãn kinh
Phụ nữ tuổi mãn kinh tăng nguy cơ bị bệnh loãng xương
Theo chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương bao gồm khối lượng và chất lượng xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Người phụ nữ mang trong mình hai hormone giới tính Estrogen và Progesterone. Hormone Estrogen được mệnh danh là hormone làm vợ vì tạo mọi điều kiện để tinh trùng gặp trứng. Hormon này có vai trò quan trọng tăng hoạt động của các tế bào tạo cốt để tập trung Canxi lên xương hông tạo vóc dáng cho phụ nữ và tạo điều kiện sinh nở.
Ở thời kỳ sau mãn kinh sự suy giảm hormone dẫn đến tăng quá trình hủy xương từ đó thành phần chất nền và chất khoáng của xương suy giảm gây nên giảm mật độ cũng như khối lượng xương gây tăng nguy cơ bị loãng xương. Bên cạnh đó trong độ tuổi này việc sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương ) và ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp dẫn đến bệnh loãng xương trở nên nặng hơn.
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương
Triệu chứng bệnh loãng xương
Loãng xương là điều không thể tránh khỏi, việc chẩn tự bản thân thường xuyên theo dõi kiểm tra định kỳ sức khỏe giúp người bệnh phát hiện bệnh. Việc xác định bệnh nhân loãng xương dựa theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 bằng hình thức đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA với các chỉ tiêu
- Xương bình thường: T score từ – 1SD trở lên.
- Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới – 1SD đến – 2,5SD.
- Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5SD.
- Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương.
Trước hết phụ nữ thời kỳ mạn kinh nên chủ động phòng ngừa bệnh này với việc
- Cung cấp đầy đủ calci, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.
- Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ calci cho xương, tăng sự khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.
- Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động
Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, các bạn có thể bổ sung thuốc nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị).
- Calci: cần bổ sung calci 500 – 1.500mg hàng ngày.
- Vitamin D 800 – 1.000 UI hàng ngày
Đặc biệt hiện nay nhóm Bisphosphonat là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý loãng xương dành cho người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, do corticosteroid ). Phác đồ điều trị bạn có thể theo: Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống sáng sớm, khi bụng đói, một tuần uống một lần, uống kèm nhiều nước. Sau uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút.
Trên đây là các thông tin rất hữu ích của các chuyên gia cơ xương xương khớp dành cho đối tượng phụ nữ mãn kinh mắc bệnh loãng xương.
Chu Sơn – tapchisuckhoe.edu.vn