Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý là một cấp cứu nội – ngoại khoa, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu chảy máu tái phát, bệnh nhân cần được hồi sức, điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân rất khẩn trương.

Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa
Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân và triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa?

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có rất nhiều bệnh lý có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa trong đó hàng đầu là bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và dùng thuốc kháng viêm nonsteroid lâu dài gây nên  loét dạ dày. Ở bệnh nhân xơ gan do tăng áp tĩnh mạch cửa gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản . Bên cạnh đó những khối u lành tính và ung thư ở thực quản, dạ dày, hay tá tràng cũng có thể gây xuất huyết…

Ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa khi thời tiết thay đổi hoặc sau gắng sức tự nhiên cảm giác chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Cảm thấy  đau vùng thượng vị dữ dội, đột ngột hơn mọi ngày, nhất là ở bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng. Sau đó điển hình bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiện điển hình như nôn ra máu ,đi ngoài phân đen , tình trạng mất máu quá nhiều có thể rất nhanh dẫn đến sốc mất máu. Với biểu hiện đi ngoài phân đen cần chú ý hỏi bệnh nhân xem có sử dụng các sản phẩm chứa sắt, Bismuth …Còn với biểu hiện nôn máu cần khai thác đúng là nôn hay bệnh nhân ho ra máu.

Ở những bệnh nhân chỉ biểu hiện mất máu nhưng không nôn máu hoặc đi ngoài phân đen lúc đó ta cần nội soi dạ dày tá tràng, thăm trực tràng để kiểm tra.

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn

Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa

Ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa bạn cần lưu ý quan trọng là hồi sức tích cực cho bệnh nhân và xử trí nguyên nhân chảy máu. Các Bác sĩ cũng như Dược sĩ sẽ truyền TM kết hợp sử dụng thuốc ức chế bài tiết dịch vị (omeprazol) với thuốc làm giảm áp lực TM cửa (somatostatin hoặc terlipressin ).Khi tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ nội soi để can thiệp theo nguyên nhân. Người ta đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên nội soi dựa trên bảng phân loại Forrest từ đó cầm máu qua nội soi. Để đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát và mức độ nặng trên lâm sàng dựa vào bảng điểm Rockall.

Bảng điểm Rockall

Chỉ số Điểm
Tuổi
< 6 00
60-791
Điểm số lâm sàng s 802
SỐC
Nhịp tim >100 lần/phút1
Huyết áp tâm thu < lOO mmHg2
Thang điểm đầy đủ Bệnh đi kèm
Thiếu máu cơ tim, suy tim , bệnh nặng khác2
Suy thận, suy gan, di căn ung thư3
Hình ảnh nội soi
Không thấy tổn thương, rách tâm vị0
Loét dạ dày – tá tràng, vết trợt, viêm thực quản1
Ung thư đường tiêu hoá trên2
Dấu hiệu chảy máu trên nội soi
Ổ loét đáy sạch, chấm đen phảng tại ổ loét0
Máu ở đường tiêu hoá trên, đang chảy máu, có điểm mạch, cục máu đông2

Thang điểm Rockall đầy đủ từ 0 – 11, thang điểm lâm sàng từ 0 – 7. Nểu thang điềm đầy đủ < 2 hoặc thang điểm lâm sàng bằng 0 thì tiên lượng nguy cơ chảy máu tái phát và tỉ lệ tử vong thấp.

Trên đây là những chia sẻ hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân bị xuất huyết mà các Bác sĩ chuyên khoa đã chia sẻ. Bên cạnh đó các Bác sĩ cũng nhấn mạnh xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội, ngoại khoa, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể, nhiều bệnh lý có thể gây ra bệnh, cần tìm ra vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết là quan trọng ,hầu hết nguyên nhân có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát được và nội soi là công cụ phổ biến nhất để chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn