Tràn khí màng phổi và các biến chứng nguy hiểm khó lường

Tràn khí màng phổi là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tràn khí màng phổi và các biến chứng nguy hiểm khó lường

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bao bọc xung quanh phổi có hai lớp màng mỏng, giữa hai lớp này có chứa một khoang ảo gọi là khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí đi vào khoang màng phổi, khi đó tạo áp lực làm phổi co giãn khó khăn khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

Các triệu chứng của tràn khí màng phổi

Người bị tràn khí màng phổi thường sẽ có một số triệu chứng như:

  • Khi không khí đi vào khoang ảo, phổi không thể giãn ra làm không khí đi vào phổi ít, người bệnh sẽ bị khó thở; mức độ khó thở sẽ phụ thuộc vào lượng khí đi vào trong khoang nhiều hay ít.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực, đau rõ nhất ở góc trên phổi.
  • Do lượng oxy không đi vào phổi được nhiều nên cơ thể thiếu hụt oxy, khi đó tim tăng nhịp đập nhiều hơn bình thường để tăng tuần hoàn, người bệnh thấy tim đập nhanh, liên tục.
  • Trong khoang màng phổi có một áp suất âm, gọi là áp xuất âm phổi. Áp suất này giúp phổi tiến hành hô hấp dễ dàng hơn. Khi màng phổi bị tổn thương, không khí tràn vào khoang làm thay đổi áp suất khiến hô hấp khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tràn khí màng phổi như:
  • Người bị tràn khí màng phổi nhỏ tự phát: Các mô ở phổi bị vỡ do hoạt động thay đổi áp suất đột ngột (nhảy dù, leo núi cao, lặn dưới biển sâu, hoặc nghe nhạc quá lớn…) cũng có thể dẫn tới tràn khí màng phổi.
  • Người bị tràn khí màng phổi thứ phát: Các mô bên cạnh khoang bị vỡ do các bệnh lý như: viêm phổi, xơ hóa nang, lao phổi, ung thư phổi… Thường tràn khí thứ phát sẽ tạo các lỗ thủng lớn hơn tràn khí tự phát, nên trình trạng này nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Người bị tai nạn, thực hiện sinh thiết, hoặc do phẫu thuật, CPR… cũng có thể bị tràn khí màng phổi.
  • Người bị tràn khí màng phổi căng là tình trạng nguy hiểm nhất, khi đó không khí đi vào nhiều, thể tích phổi xẹp xuống, không khí không thể đi vào; người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác như: người hút thuốc lá, mắc các bệnh về phổi, hoặc có thể là yếu tố di truyền… cũng dẫn tới tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Tràn khí màng phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh

Tràn khí màng phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh

Các biến chứng do tràn khí gây ra

Tràn khí màng phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Người đã từng mắc tràn khí màng phổi có khả năng tái phát lại bệnh, thường là sau khoảng 2-3 năm.
  • Người bị tràn khí màng phổi, cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu oxy nên các hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng như: hô hấp khó khăn, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn hệ thần kinh…nặng có thể dẫn tới tử vong.
  • Khi bị tràn khí màng phổi căng dẫn đến tim cũng bị chèn ép, có thể dẫn tới dừng tim đột ngột.
  • Ngoài việc không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, khi tràn khí nhiều thì nồng độ carbon dioxide sẽ tăng cao dẫn tới suy hô hấp, buồn ngủ, hôn mê.
  • Người bệnh bị shock do huyết áp giảm xuống thấp, cơ thể bị mất oxy.

Phương pháp phòng và điều trị cho bệnh nhân tràn khí màng phổi được các Dược sĩ Đại học tư vấn như sau:

  • Khi bị tràn khí màng phổi cần có các phương pháp phù hợp để điều trị để tránh những nguy hiểm tính mạng cho người bệnh như:
  • Loại bỏ khí tràn bằng ống kim tiêm hoặc ống chèn ngực, không khí sẽ được hút ra nhờ máy hỗ trợ.
  • Tùy tình trạng tràn khí mà người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật nội soi.
  • Nếu đã từng bị tràn khí màng phổi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh bệnh tái phát.

Rất khó để ngăn chặn các nguyên nhân gây tràn khí màng phổi, tốt nhất để hạn chế nguy cơ thì chúng ta nên bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá, tham gia giao thông an toàn để tránh các tai nạn đáng tiếc. Khi có các biểu hiện như: khó thở, huyết áp giảm, tim đập nhanh, đau thắt ngực,… thì tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn