Trẻ mắc bệnh sởi nếu không được khám và điều trị cũng như có biện pháp chăm sóc ngay tại nhà hiệu quả thì trẻ có nguy cơ mắc một số biến chứng như viêm phổi, sốt cao co giật,…
- Phụ nữ có thai bị thủy đậu cần lưu ý những gì?
- Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
- Tìm hiểu về tuổi dậy thì và sự khác biệt giữa hai giới
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sởi là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra,bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp, bệnh dễ bùng phát thành dịch và trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm sởi cao nhất. Sởi được xem là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm trong tất cả các loại bệnh phát ban ở trẻ em, mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa sởi nhưng không phải trẻ nào cũng có hiệu quả.
Trẻ có hiện tượng sốt và nổi nốt phát ban sởi sẽ mọc trình tự mọc ban từ khu vực sau tai lan ra mặt đến lưng, từ khoảng 2-3 ngày nốt ban sẽ lan ra toàn thân. Khi thấy trẻ có hiện tượng sốt cao vào buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều ban lan ra khu vực mặt và ngực thì có thể nghĩ ngay tới sởi. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu viêm kết mạc (mắt hơi đỏ) hoặc rỉ mắt nhiều hơn vào ngày sốt thứ 2, trẻ còn có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi dấu hiệu của viêm long đường hô hấp.
Trẻ bị sởi cần kiêng và chăm sóc thế nào?
- Kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhiều đạm
Kiêng cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ bởi dầu mỡ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không ổn định trong thời gian ủ bệnh, sử dụng các thực phẩm cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi,… có thể gây ra các phản ứng nhiệt, động nhiệt làm tăng nổi sởi dạ dày. Đối với những thực phẩm nhiều đạm đều không tốt cho bệnh nhân sởi như: đậu tương, đậu nành, …chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh sởi.
- Kiêng tiếp xúc nhiều với ánh sáng
Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức vùng mắt, rỉ mắt tiết ra nhiều. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng
- Kiêng tiếp xúc nơi đông người
Sởi là một bệnh rất dễ lây lan thành dịch qua tiếp xúc chung đồ dùng cá nhân, nói chuyện,….do đó người mắc sởi nên hạn chế đến khu vực đông người, và tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang.
Nên tăng cường cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Cách chăm sóc trẻ mắc sởi
Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ khi trẻ sốt, khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi, nghẹt mũi, bạn nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3 – 4 lần/ngày, và không tự ý sử dụng các loại chế phẩm không rõ nguồn gốc.
Khi bị bệnh, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt, cần được bổ sung đầy đủ hơn chất dinh dưỡng để cơ thể tăng cường sức đề kháng, bổ sung các thực phẩm giàu carotene và protid để trẻ có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh tình trạng suy dinh dưỡng và để lại những biến chứng do sởi.
Cần giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, để ngăn ngừa tình trạng bị bội nhiễm do vi khuẩn, bạn cần phải thường xuyên thay ga, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ., nên để trẻ ở phòng thoáng đãng, tránh gió lùa. Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt lại, không hạ sốt, sốt cao, ho nhiều, kèm khó thở, nôn,… bạn cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị
Hồng Mơ – tapchisuckhoe.edu.vn