Trẻ em bị nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?

Nhiều ngày qua các bậc phụ huynh như “ngồi trên đống lửa” vì sợ rằng con mình đã ăn phải thịt lợn nhiễm sán mà không hay biết, vậy làm sao để biết trẻ có bị nhiễm sán lợn.

Trẻ em bị nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?

Trẻ em bị nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?

Nhiễm sán lợn là gì?

Theo những chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, nhiễm sán lợn hay còn gọi là bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh truyền nhiễm ở mô gây nên bởi loại ấy trùng sán lợn gạo, một loại ký sinh trùng có đầu nhỏ, hơi tròn có đường kính 1mm, dài 2-3 mét. Đa phần những trường hợp nhiễm sán lợn thường là do ăn phải trứng sán hoặc ăn phải ấu trùng sán lợn. Thông thường sán lợn ký sinh ở ruột non, tuy nhiên nhiều trường hợp sán lợn có thể “đi lạc chỗ” sau đó ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.

Tùy từng vị trí sán ký sinh mà gây nên những ảnh hưởng khác nhau cho cơ thể người bị nhiễm cụ thể

  • Nếu sán ký sinh trong não sinh sản dẫn đến hiện tượng trẻ bị động kinh, nói ngọng, liệt, rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ, đầu đau dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, hoặc nghiêm trọng là tính trạng bị viêm não.
  • Trường hợp sán ký sinh ở mắt có thể gây nên hiện tượng tăng nhãn áp, giảm thị lực, mù lòa.
  • Trường hợp sán ký sinh trong hệ cơ sẽ xuất hiện hiện tượng u nhỉ, chắc, kích thước khoảng 1-2 cm hoặc bằng hạt lạc, không đau, không ngứa.
  • Nghiêm trọng hơn, sán làm tổ trong tim sẽ gây nên hiện tượng rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến van tim, dẫn đến tình trạng suy tim.

Không nên ăn những thực phẩm chưa được chế biến kỹ

Không nên ăn những thực phẩm chưa được chế biến kỹ

Triệu chứng nhiễm sán ở trẻ

Thông thường triệu chứng nhiễm sán lợn thường không có nhiều dấu hiệu rõ nét tuy nhiên khi trẻ có những biểu hiện lâm sàng sau thì bố mẹ cần phải rất chú ý:

  • Đau bụng sở dĩ có hiện tượng này một phần là do sán bám vào thành ruột và làm ảnh hưởng đến khu vực này.
  • Buồn nôn và nôn mửa đây là triệu chứng khá phổ biến, nếu ấu trùng sán lợn trưởng thành, triệu chứng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
  • Trẻ có biểu hiện sút cân nguyên nhân là sán dây hấp thu hết chất dinh dưỡng của cơ thể để tăng trưởng
  • Ngoài ra trẻ còn có các hiện tượng sau: tiêu chảy, sốt,..
  • Khi trẻ có một số biểu hiện trên bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để xét nghiệm và kịp thời có hướng điều trị kịp thời.

Dược sĩ Đại học chia sẻ, đã có phác đồ điều trị nhiễm sán lợn hiệu quả. Nếu bị nhiễm sán trưởng thành trỉ chỉ cần uống thuốc điều trị trong 1 ngày là khỏi, tuy nhiên nếu nhiễm ấu trùng sán thì thời gian điều trị sẽ kéo sài khoảng 2 tuần hoặc 4-5 đợt điều trị mỗi đợt khoảng 20 ngày. Trường hợp sán đi vào một số cơ quan khác như não bộ, .. sẽ có thể tiến hành mổ để loại bỏ các loại ký sinh trùng có trong não.

Phòng ngừa sán lợn

Nhiễm sán lợn không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng đáng tiếc do vậy bố mẹ cần tăng cường biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ.

Sử dụng thịt lợn có xuất xứ rõ ràng, không mua thịt có dấu hiệu bất thường, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho bé

Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín uống sôi” không ăn thực phẩm chế biến từ lợn ở dạng: nem chua, tiết canh, rau sống,….

Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với thú cưng…Luôn cắt móng tay, móng chân cho trẻ sạch sẽ. Không cho trẻ bò, trườn dưới nền nhà. Đặc biệt, bạn nên cho trẻ tẩy giun định kỳ.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn