Trẻ sinh non mấy tháng thì có thể nuôi?

Trẻ sinh non thiếu tháng là trường hợp gặp khá nhiều hiện nay. Với sự phát triển của nền Y học hiện đại, việc nuôi dưỡng và chăm sóc những đứa trẻ sinh non đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Trẻ sinh non mấy tháng thì có thể nuôi?

Trẻ sinh non mấy tháng thì có thể nuôi?

Câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc đó là trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được.

Thế nào là trẻ sinh non thiếu tháng?

Một đứa trẻ được sinh ra khi nằm trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày được coi là sinh đủ tháng. Những trường hợp vì một lý do nào đó, trẻ được sinh ra vào thời gian trước đó sẽ được gọi là sinh non. Hoặc nếu mẹ bầu sinh trước tuần 37 tính từ ngày kinh gần nhất cũng được gọi là trẻ sinh non.

Tỉ lệ trẻ bị sinh non chiếm khoảng 12% tổng số trẻ sinh ra. Tại Việt Nam, số trẻ bị sinh non mỗi năm có khoảng 150.000 bé. Những trẻ bị sinh non sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe khi mới chào đời và cả về sau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non

Bác sĩ tư vấn: Trẻ có nuôi được hay không tùy thuộc vào từng trường hợp.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh non là do sự bất thường ở thai nhi và do sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang bầu.

  • Thứ nhất là nguyên nhân xuất phát từ mẹ bầu, mẹ bầu mắc một số bệnh như viêm gan B, viêm thận, các bệnh về tim , tiểu đường, tăng huyết áp, rubella, thiếu máu hoặc một số bệnh mãn tính khác.

Mẹ bầu được khuyến cáo là không được sử dụng những chất kích thích nhưng vẫn cố sử dụng khi đang mang thai. Mẹ bầu bị trầm cảm khi đang bầu, mang bầu khi không ở trong độ tuổi sinh sản hoặc có tiền sử sinh non.

  • Nguyên nhân thứ hai là xuất phát từ chính thai nhi. Những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, đa thai thai nhi bị khuyết tật, viêm màng ối do nhiễm trùng … đều có nguy cơ cao bị sinh non.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non

Vậy trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?

Việc trẻ sinh non mấy tháng thì có thể nuôi được phụ thuộc vào thể trạng của trẻ, nhất là tình yêu thương của bố mẹ và một số yếu tố khác. Có những đứa trẻ mới sinh ra rất yếu nhưng các bác sĩ vẫn có thể chăm sóc và mang đến sự sống kì diệu cho bé. Việc chăm sóc bé sau sinh cũng rất quan trọng, cần những bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm trực tiếp chăm sóc thật tốt. Ở Việt Nam, có trường hợp bác sĩ đã cứu sống được hai bé song sinh sinh non ở tuần thứ 25, khi mới sinh 2 bé rất yếu và chỉ nặng có 630g và 570g. Hai bé khi mới sinh đều gặp phải những tình trạng bệnh rất nguy hiểm, nhưng sau 4 tháng điều trị tại bệnh viện thì bé đã lớn hơn, biết tự bú và không còn nguy cơ về sức khỏe.

Lưu ý cách chăm sóc cho trẻ sinh non

Chăm sóc cho bé sinh non là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi một sự cẩn thận và kĩ lưỡng từ các bác sĩ tại các bệnh viện có đầy đủ các máy móc và dụng cụ y tế. Đặc biệt khi chăm sóc trẻ sinh non cần lưu ý một số vấn đề quan trọng. Ngay sau khi sinh, trẻ phải được ủ ấm trong phòng có nhiệt độ từ 28-35 độ C. Những trẻ sinh non cần nằm trong lồng ấp hoặc ủ ấm cho bé bằng phương pháp chuột túi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non

Da bé dễ bị khô nên bạn không nên tắm cho bé hằng ngày. Bé chỉ nên được tắm mỗi tuần 1-2 lần không cần phải tắm quá nhiều, miễn là giữ sạch vùng quấn tã. Lau mặt cho trẻ bằng nước ấm, nhất là vị trí dưới cằm nơi sữa có thể bị đọng lại. Do trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên bạn cần giữ ấm cơ thể cho con.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn