Suy thượng thận sẽ gây ra những rối loạn về chuyển hóa trong cơ thể ảnh hưởng đến sự điều hòa đường huyết và huyết áp. Do đó chúng ta cần biết triệu chứng để phát hiện sớm và điều trị.
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm
- Khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần phải làm gì?
- Bệnh giảm tiểu cầu và các vấn đề liên quan tới sức khỏe
Triệu chứng của suy thượng thận
Dưới đây là triệu chứng điển hình nhất của suy thượng thận.
Triệu chứng của bệnh suy thượng thận
Bác sĩ tư vấn: Suy thượng thận là tình trạng giảm sản xuất glucocorticoid hoặc mineralocorticoid hay cả hai. Chính yếu tố phá hủy vỏ thượng thận gây ra suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) hoặc do sự giảm sản xuất ACTH làm giảm sự sản xuất cortisol gây ra suy thượng thận thứ phát.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thượng thận
Triệu chứng hay gặp nhất là mệt mỏi, là triệu chứng xuất hiện sớm và làm bệnh nhân rất bi quan. Mệt càng tăng dần khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn và giảm cân nhanh.
Biểu hiện trên da: sắc tố da melatonin bị tích tụ lại trong lớp nhú của da và niêm mạc, gây sạm da từng vùng hay toàn thân, xuất hiện sớm và có giá trị chẩn đoán. Sạm da ở những vùng như:
- Màu chì, da thâm ở bẹn, đầu vú.
- Ở những vùng da hở hay tiếp xúc với nắng.
- Ở mặt , vùng cổ, bàn tay, mặt sau cánh tay, thắt lưng, đầu gối.
- Niêm mạc môi, lưỡi.
Triệu chứng của bệnh suy thượng thận
Biểu hiện trên hệ tiêu hóa: người bệnh cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón và đau bụng kéo dài.
- Trên hệ tim mạch: biểu hiện hạ huyết áp, giảm thể tích tuần hoàn, hay gặp hạ huyết áp tư thế đứng, khi bắt mạch thì mạch nhỏ khó bắt, tiếng tim mờ khó nghe ở vùng tim. Trường hợp suy thượng thận cấp có thể gây choáng trụy tim mạch.
- Trên chuyển hóa: hay gặp triệu chứng hạ đường huyết, giảm Na huyết, tăng Kali huyết, tăng Canxi huyết, tăng Ure, tăng Creatinin.
- Trên thần kinh cơ: người bệnh cảm nhận được phần cơ yếu đi, mệt mỏi nhiều, đau cơ, đau nhức xương khớp, đau lưng, chậm phát triển trí não, hay quên, chậm chạp, trầm cảm.
- Trên hệ tạo máu: giảm tạo hồng cầu gây thiếu máu do thiếu sắt, khi làm xét nghiệm máu sẽ thấy biểu hiện trên chỉ số hồng cầu. Giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bạch cầu ái toan.
- Về sinh lý: ở nữ thì rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, ở nam thì thường biểu hiện yếu sinh lý.
- Xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán bệnh suy thượng thận.
- ortisol huyết tương giảm.
- Aldosterol máu và nước tiểu giảm.
- Androgen giảm.
- 17- cetosteroid nước tiểu/24h giảm.
- 17- hydroxycortico-steroid nước tiểu/24h giảm.
- Giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bạch cầu ái toan, thể tích máu cô đặc.
Cách phân biệt bệnh lý suy thượng thận với các bệnh lý khác
- Tiêu chảy kéo dài (Hội chứng Sprue):
Giống nhau về triệu chứng chán ăn, gầy, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu thiếu sắt.
Khác nhau: Hội chứng Sprue không gây hạ đường huyết, tim chậm, không giảm nồng độ corticoid trong máu
Cách phân biệt bệnh lý suy thượng thận với các bệnh lý khác
- Bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính)
Giống nhau về triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển tình dục.
Khác nhau: Bệnh Crohn sẽ có triệu chứng đi phân đen, có máu trong phân; khi làm sinh thiết sẽ thấy bề mặt ruột có những chỗ viêm loét, đau bụng vùng thượng vi.
- Cường giáp
Giống nhau: triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, teo cơ, nhược cơ.
Khác nhau: Suy thượng thận thì hạ đường huyết, tim chậm, chậm phát triển trí não, trầm cảm. Còn cường giáp tăng huyết áp, tăng đường huyết, tim nhanh, kích động.
- Suy tuyến yên
Giống nhau về mệt mỏi, yếu cơ, nhược cơ, hạ đường huyết, nhịp tim chậm
Khác nhau là trong suy tuyến yên người bệnh có thể có các biểu hiện mờ mắt, đau đầu, cứng cổ hay tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn