Triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm

Cúm là bệnh lý phổ biến ở tất cả các nước, bệnh cảnh diễn biến từ nhẹ tới nặng và dễ lây lan thành dịch lớn. Bệnh có thể tự khỏi nhưng có thể gây biến chứng nặng nề đường hô hấp.

Triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm

Triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm

Nguyên nhân gây bệnh cúm

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, bệnh cúm do virus cúm Influenza hình cầu gồm 3 loại A, B, C dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thông thường, chịu đựng tốt ở nhiệt độ thấp, sống bền vững trong các giọt nước bọt. Virus cúm có 3 loại kháng nguyên: kháng nguyên S là kháng nguyên hòa tan và là căn cứ để đặt tên và phân loại virus cúm A, B, C; kháng nguyên H là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu, giúp virus dễ bám vào tế bào; kháng nguyên N là kháng nguyên có tính chất men, giúp virus chui vào bên trong tế bào.

Chu kỳ 10-15 năm lại có một đại dịch xảy ra. Xen kẽ giữa các vụ đại dịch, hàng năm có những vụ dịch nhỏ. Người ta nhận thấy rằng virus cúm A có khả năng thay đổi kháng nguyên tạo ra những chủng mới nên là thủ phạm gây ra các vụ dịch lớn và khó khăn trong việc sản xuất vacxin phòng bệnh. Virus cúm   B, C chỉ gây ra những vụ dịch khu vực nhỏ, tản phát. Có sự lai ghép giữa virus cúm A ở người với virus cúm A ở động vật. Sự lai ghép này được tái tổ hợp nhiều lần, đã tạo ra một typ virus cúm mới, có công thức kháng nguyên khác với công thức kháng nguyên của virus cúm A ban đầu.

Dịch tễ học bệnh cúm

Nguồn lây bệnh là người bệnh, ngoài ra động vật còn là nguồn dự trữ virus cúm. Hiện nay, còn thấy có sự lây chéo giữa virus cúm người và virus cúm động vật, ở nhiều loài động vật như lợn, ngựa,…đặc biệt là các loại gia cầm đã phân lập được virus cúm có cấu trúc kháng nguyên gần giống virus cúm ở người.

Đường lây bệnh Virus cúm lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp, qua các hạt nước bọt nhỏ li ti mang rất nhiều virus khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Ngày nay các  phương tiện giao thông hiện đại làm cho dịch cúm không những lan nhanh trong phạm vi địa phương mà còn trong cả phạm vi toàn cầu.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm, đặc biệt là thanh thiếu niên. Người già, người có bệnh mãn tính ở đường hô hấp trẻ em dễ bị mắc cúm nặng, có nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao. Dịch thường xảy ra vào mùa đông xuân. Sau khi bệnh để lại miễn dịch không bền vững.

Bệnh nhân mắc cúm thường mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt

Bệnh nhân mắc cúm thường mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt

Triệu chứng lâm sàng bệnh cúm

Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 2 đến 4 ngày, thời kỳ này lâm sàng thường im lặng, bệnh không có triệu chứng.

Thời kỳ khởi phát bệnh nhân sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ, rét run, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, người cảm giác không có sức lực không muốn làm việc.

Thời kỳ toàn phát bao gồm 3 hội chứng hội chứng nhiễm virus, hội chứng đau đầu, hội chứng hô hấp. Hội chứng nhiễm virus bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục từ 39 đến 40 độ, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, môi khô, bệnh nhân đái ít, nước tiểu vàng. Hội chứng đau bệnh nhân đau đầu liên tục, đau tăng khi sốt cao, ho, đau khắp mình mẩy đặc biệt bắp cơ, thắt lung. Hội chứng hô hấp xuất hiện sớm hằng định với các biểu hiện viêm long đường hô hấp hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, ngạt mũi, viêm thanh khí phế quản ho khan, khàn tiếng, tổn thương phổi, phế quản cấp ho có đờm, tức ngực, có ran ở phổi.

Thời kỳ lui bệnh bệnh thường diễn biến lành tính, sau 3 đến 7 ngày sốt giảm, đau giảm, đái nhiều. Thời kỳ lại sức kéo dài, nếu sốt trở lại phải nghĩ đến biến chứng.    

Biến chứng

Dược sĩ Đại học phân tích, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm chính là bội nhiễm: thường gặp ở người già, suy dinh dưỡng, hay gặp bội nhiễm do vi khuẩn Streptococcus, Pneumococcus…Bộ máy hô hấp là nơi hay gặp bị bội nhiễm nhất, sau mới đến các cơ quan khác: viêm phế quản, viêm phổi: là biến chứng nặng, tỷ  lệ tử vong còn cao   25-30%.

Bội nhiễm ở tai mũi họng thường gặp: viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm niêm mạc miệng…viêm màng não mủ. Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn