Trong quá trình học tập, tập luyện thể dục thể thao của sinh viên Y dược cần thận trọng trong quá trình tập luyện để phòng tránh các chấn thương, đặc biệt là gãy xương.
- Những sai lầm phổ biến nhất ở sinh viên y trong chạy bộ
- Những điều cần biết về váng sữa dành cho trẻ em
- Nhiễm khuẩn tiết niệu và những điều bạn nên biết
Triệu chứng lâm sàng và cách sơ cứu gãy xương trong tập luyện
Vậy nguyên nhân gãy xưng do đâu và cách sơ cứu gãy xương ra sao. Hãy cùng các bạn sinh viên Y dược tìm hiểu bài sau đây nhé.
Khái niệm của gãy xương
Gãy xương là sự phá huỷ cấu trúc giải phẫu bình thường của xương do chấn thương. Dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hoặc gián tiếp.
Gãy xương thường kèm theo tổn thương các tổ chức phần mềm xung quanh xương.
Gãy xương thuộc loại chấn thương nặng .
Phân loại gãy xương
- Căn cứ vào mức độ tổn thương chia gãy xương làm 2 loại: gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.
- Căn cứ vào sự phá vỡ tổ chức da và biểu mô chia gãy xương làm 2 loại: gãy xương kín và gãy xương hở.
- Căn cứ mức độ di lệch của đầu xương gãy: gãy xương có di lệch, gãy xương không di lệch.
- Căn cứ vào mặt gãy so với trục xương: gãy xương ngang, gãy xương chéo, gãy xương xoắn vặn.
Nguyên nhân gây gãy xương
Có 2 nguyên nhân gãy xương sinh viên Y dược nên biết:
- Nguyên nhân thứ nhất: do lực tác động trực tiếp gây gãy xương.
- Nguyên nhân thứ hai: do lực tác động gián tiếp như xung lực, xoắn vặn, chèn ép, giằng dật gây gãy xương.
Nguyên nhân gây gãy xương
Triệu chứng lâm sàng
Biển hiện: khi bị chấn thương mạnh, làm gãy xương lớn hoặc gãy nhiều xương, mất nhiều máu sẽ làm cho vận động viên rất đau đớn và có thể gây sốc với các biểu hiện như hốt hoảng, da xanh, tái nhợt, chân tay lạnh, mũi lanh, đổ mồ hôi và rơi vào tình trạng lơ mơ hoặc thờ ơ với xung quanh, đồng thời mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp hoặc không đo được do mất máu đau giảm sức đề kháng.
Triệu chứng toàn thân:
+ Đau: cảm giác đau tự nhiên đau dữ dội, tuy nhiên khi ngón tay của người cấp cứu ấn đúng vào điểm gãy thì cảm giác đau nhói sẽ tăng lên rõ rệt và khi gõ dồn từ cuối chi lên thì cơn đau sẽ xuất hiện ở nơi bị gãy.
+ Tiếng lạo xạo xương: là những âm thanh phát ra do hai đầu xương gẫy va chạm,cọ xát vào nhau. Khi kiểm tra tại chỗ,dùng tay sờ nắn có thể cảm nhận thấy hoặc nghe thấy tiếng lạo xạo.
+ Biến dạng chi: chi bị gãy thay đổi hình dạng và ngắn đi do hai đầu xương gãy chồng lên nhau, vẹo lệch đi hoặc thay đổi hướng trục, do tác dụng của lực bột phát,cơ gân lôi kéo làm cho đầu xương gẫy chuyển dịch vị trí.
+ Cử động bất thường : khi nạn nhân cố gắng nhấc chi bị thương lên xuất hiện những cử động bất thường ở những chỗ không có khớp do 2 đầu xương gãy rời ra gây nên, còn có tên gọi hoạt động khớp giả. Nhưng trong gẫy xương không hoàn toànthì không có triệu chứng này
Sơ cứu ban đầu
Nhìn chung tổn thương gãy xương không nguy hiểm đến tính mạng của vận động viên như một số các chấn thương khác nhưng nếu coi thường, không sơ cưú kịp thời đúng đắn thì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nặng như sốc hoặc ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
Sơ cứu qua các bước: cố định xương và giảm đau, chống choáng.
Cố định: chi bị gãy và tuyệt đối không được để các dầu xương gãy xê dịch gây đau đớn và tổn thương thêm các phần mềm như mạch máu, thần kinh xung quanh đồng thời chú ý đề phòng biến chứng sốc. Nếu xương gãy mà đầu xương chưa bị di lệch thì việc giữ bất động chi bị thương sẽ trở nên đặc biệt có hiệu quả.
Sơ cứu ban đầu
Bác sĩ tư vấn: Việc cố định chi bị thương nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
+ Khi sơ cứu không được nắn sửa chỗ gãy, mà phải để nguyên hiện trạng để cố định. Không nên đẩy phần xươg trồi ra khỏi miệng vết thương trở vào trong miệng vết thương để tránh cho nhiễm khuẩn có thể tiến sâu hơn vào trong vết thương, cũng không nên tùy tiện vất bỏ đi.
+ Không được cởi quần áo, giày dép của nạn nhân vì làm như vậy sẽ gây đau đớn hoặc có thể sẽ làm di lệch đầu xương gãy.
+ Nẹp phải đủ dài tốt nhất là dùng nẹp chuyên dụng để cố định chắc chắn khớp trên và khớp dưới của chỗ bị gãy. Để tránh gây chèn ép làm tăng cơn đau ở những đoạn đầu nẹp chỗ xương lồi ra mắt cá, lồi xương đùi phải quấn bằng vải mềm lót bằng bông.
+ Nẹp phải được cố định chắc chắn vào chi bị thương để tạo thành một khối thống nhất.Khi cố định nên cố định trước phần trên và dưới của chỗ gẫy, sau đó mới cố định khớp ở phía trên và khớp ở phía dưới.
Đối với chi trên, sau khi nẹp xong phải băng chéo buộc chi vào thân mình, còn đối với chi dưới sau khi nẹp cố định có thể buộc hai chi vào nhau và dùng chi lành đỡ cho chi gãy.
+ Khi cố định các chi thể cần phải để hở ngón tay, ngón chân để tiện lợi cho việc kiểm tra tuần hoàn máu. Nếu khi có hiện tượng ngón chân ngón tay trắng nhợt, tím tái, cơ thể ớn lạnh, run đau, hoặc tê, mạch đập ở phần xa thân người bị mất thì đó là dấu hiệu của sự cố định quá chặt, cần phải cố định lại lỏng hơn.
+ Sau khi cố dịnh xong cần phải giữ ấm cho chi bị thương.
Nếu gặp trường hợp gãy xương hở phải xử lý như với một vết thương (cầm máu, chống nhiễm trùng, tiêm dự phòng huyết thanh chống uốn ván) rồi sau đó mới tiến hành cố định.
Chống choáng:
+ Choáng do đau gây tụt huyết áp và có thể dẫn đến tử vong nếu xử lý không tốt.
+ Do mất máu dẫn đến tụt huyết áp thông thường gãy xương đùi mất 1 lít máu, gãy xương chậu mất 1,2 – 1,5 lít.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn