Y học cổ truyền nâng tầm hoa hồng lên vị thuốc chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can. Bên cạnh công dụng làm cảnh, hoa hồng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Y học cổ truyền nâng tầm hoa hồng lên vị thuốc chữa bệnh
Y học cổ truyền nâng tầm hoa hồng lên vị thuốc chữa bệnh

Hoa hồng có tên khoa học là Carthamus tinctorius L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo các nghiên cứu hiện dại, hoa hồng chứa carthamin và sắc tố màu: polysacharit, safflor yellow (safflomin) và một số chất khác; mang đến tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch chống viêm, làm hạ huyết áp và mỡ máu.

Theo Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hồng hoa là vị thuốc đông y có vị cay, tính ôn; vào tâm can. Tác dụng thông kinh chỉ thống, dụng hoạt huyết khứ ứ; trị ứ huyết tích huyết gây đau: đau tức ngực, đau quặn bụng, bể kinh, thống kinh, kinh huyết rỉ rả dài ngày không cầm, sưng nề, chấn thương đụng giập, bầm huyết (tụ máu) xuất huyết. Liều dùng cách dùng: liều thấp 3 – 10g; nấu, sắc.

Tác dụng điều trị và bài thuốc chữa bệnh từ hoa hồng

Hoạt huyết, mọc sởi: Hồng hoa, tử thảo, ngưu bàng tử, lá đại thanh, cát căn, liên kiều, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g, đương quy 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Bài thuốc dùng khi nhọt độc sưng đau hay nốt sởi khó mọc.

Trừ ứ, trị chấn thương:

Người bệnh có thể sử dụng một trong những bài thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ tư vấn chuyên YHCT như sau:

Bài 1: Hồng hoa, quy vĩ, đào nhân, mỗi vị 250g; chi tử 500g. Tất cả nghiền chung thành bột mịn; thêm bột mỳ quấy hồ với giấm, đắp lên vết thương. Bài thuốc có tác dụng trị sưng đau do chấn thương.

Tác dụng điều trị và bài thuốc chữa bệnh từ hoa hồng
Tác dụng điều trị và bài thuốc chữa bệnh từ hoa hồng

Bài 2: Hồng hoa, sài hồ, đào nhân, đương quy mỗi vị 12g; đại hoàng 8g. Dùng rượu loãng sắc uống. Bài thuốc trị chấn thương do bị đánh, ngã; sưng đỏ đau.

Hoạt huyết thông kinh: Bài thuốc sau đây dùng khi tắc kinh, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ, huyết hôi không ra hết.

Bài 1: Hồng hoa 4g, sơn tra 20g, ích mẫu thảo 20g, thêm đường đỏ vừa đủ. Sắc uống. Trị sau khi đẻ, huyết hôi không ra hết.

Bài 2: Rượu hồng hoa: hồng hoa 12g, dùng rượu sắc, chia uống làm 3 lần. Trị đau bụng kinh.

Món ăn thuốc có tác dụng trị bệnh từ hồng hoa

Cháo đậu đen hồng hoa: Hồng hoa 10g, đậu đen 50g, gừng tươi 8g (gói trong vải xô). Tất cả cho vào nồi nấu kỹ, vớt bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị thích hợp. Sử dụng liên tục trong 10 ngày, ngày ăn 1 lần. Món ăn bài thuốc dùng cho người huyết hư thiếu máu.

Cháo hồng hoa: Hồng hoa 4g, đan sâm 15g, đương qui 12g, gạo nếp 100g; dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho nước thuốc vào đun sôi một lát. Lưu ý món ăn bài thuốc đông y này ăn khi đói và dùng trong các trường hợp chị em kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ.

Cháo hồng hoa trị kinh nguyệt không đều
Cháo hồng hoa trị kinh nguyệt không đều

Rượu hồng hoa:

Bài 1: Hồng hoa 30g, rượu 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20 – 30ml. Ngày dùng từ 2 – 3 lần. Sử dụng trong các trường hợp va đụng sưng đau.

Bài 2: Hồng hoa 10g, ngưu tất 10g, xuyên khung 10g, ngâm với 500ml rượu trong 7 ngày. Uống sáng và chiều trước bữa ăn 15 – 30 phút, mỗi lần không quá 15ml. Bài thuốc có tác dụng trị đau đầu, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh, đau mỏi toàn thân.

Có thể thấy, hoa hồng mang lại nhiều công dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng như phụ nữ có thai hay người kinh nguyệt quá nhiều thì không nên dùng. Tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc, chuyên gia lĩnh vực y học cổ truyền để có lời khuyên điều trị bệnh đúng đắn.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn