Hội chứng kém hấp thu là biểu hiện của tình trạng suy giảm một phần hoặc hoàn toàn chức năng hấp thu của ống tiêu hóa gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Bí đỏ là loại thực phẩm cần thiết cho sức khỏe của chúng ta
- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoàng lan
- Hội chứng Brugada, những rối loạn gây ngừng tim đột ngột
Nguyên nhân và biện pháp điều trị hội chứng kém hấp thu
Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu mà các Bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra:
- Nguyên nhân trước tế bào ruột: Bệnh nhân mắc các bệnh lý như viêm tụy man, ung thư tụy, tắc mật, dò mật.
- Nguyên nhân tại tế bào ruột: nhiễm giardia,các bệnh lý khiến đường ruột thương tổn như bệnh Crohn, cắt ruột, dò ruột, u lympho,..
- Nguyên nhân sau tế bào ruột: hội chứng kém hấp thu xảy ra trên những bệnh nhân có dãn bạch mạch tiên phát hoặc thứ phát.
- Bệnh Whipple: do nhiễm trùng loại Tropheryma whippleii. Triệu chứng bệnh phối hợp với một hội chứng kém hấp thu với các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa như viêm đa khớp, sốt và các triệu chứng thần kinh
- Tăng sinh vi khuẩn ruột: Yếu tố dịch tễ thường là bất thường giải phẫu ruộ như tình trạng quai mù, hẹp khu trú hoặc túi thừa đại tràng, hoặc tình trạng bất thường các chức năng như xơ cứng bì, giả tắc ruột mạn tính, không tiết acid HCl,..Bệnh được chẩn đoán dựa vào test với glucose. Triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm khi điều trị kháng sinh.
- Suy tụy ngoại tiết: Thường gặp là viêm tụy mạn tính, hiếm hơn có thể gặp ung thư tụy, các trường hợp cắt bỏ tụy
- Bệnh Coeliac: Là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng kém hấp thu ở cả người lớn và trẻ em.
Bệnh nhân có biểu hiện gầy sút mặc dù ăn uống vẫn có cả giác ngon miệng và ăn nhiều, ỉa chảy, chướng bụng. Khả năng hấp thu kém của đường ruột bệnh nhân thiếu nước và suy dinh dưỡng dẫn đến huyết áp thấp. Ngoài ra các biểu hiện lâm sàng của việc thiếu vitamin cũng là những triệu chứng điển hình của bệnh: Các triệu chứng thiếu máu như hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày do thay đổi tư thế đột ngột có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, nguyên nhân do kém hấp thu sắt và acid folic, tình trạng hạ canxi có thể dẫn đến các cơn tetanie, yếu cơ do suy dưỡng và hạ Kali máu. quáng gà, mắt nhìn kém, khô giác mạc do thiếu vitamin A, viêm đa dây thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 và B,..
Bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu nếu kéo dài tình trạng sẽ không bổ sung đủ vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Kém hấp thu canxi đồng thời dễ dẫn đến gãy xương, trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Hội chứng kém hấp thu ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ
Điều trị hội chứng kém hấp thu
Dược sĩ Đại học chia sẻ, điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân hội chứng kém hấp thu cần được thiết kế một chế độ ăn đặc biệt gồm các thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu. Các chất dinh dưỡng còn có thể bổ sung qua đường uống dưới dạng các thực phẩm chức năng. Trường hợp nguyên nhân do đường ruột hoạt động quá mức có thể được sử dụng các thuốc giúp thư giãn và các chất dinh dưỡng dễ ngấm vào máu. Nguyên nhân nhiễm trùng sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị
Hội chứng kém hấp thu rất khó để phòng ngừa, đặc biệt khi bệnh nhân có bệnh lý loét dạ dày tá tràng, u xơ, u nang hoặc bệnh nhân mắc các bệnh lý khác. Bạn cần thường xuyên thăm khám và tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc với các bệnh lý mạn tính đang gặp phải, thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý dưới sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng khẩu phần ăn.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn