Mụn nhọt xuất hiện đều liên quan đến chế độ ăn uống không đúng, vệ sinh da kém gây nên. Thực phẩm có tính mát có tác dụng thanh niên giúp trị mụn hiệu quả.
- Xoa bóp giúp điều trị và phòng chống táo bón cho trẻ em hiệu quả
- Tác dụng dược lý và ứng dụng lâm sàng của hồ tiêu
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ vị thuốc Đông Y bồ công anh
9 loại rau củ giúp trị mụn hiệu quả và an toàn
9 loại rau củ giúp trị mụn hiệu quả và an toàn
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, mụn do nhiệt độc gây nên vì thế cần thay đổi thực đơn hằng ngày để giảm tình trạng mụn nhọt. Dưới đây là 10 loại rau củ giúp trị mụn rất phổ biến trong căn bếp của mọi gia đình.
- Rau má: rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, dưỡng âm, bệnh nhân có thể dùng 50-100g rau má 1 ngày bằng cách ăn sống, giã lấy nước ép, ăn kèm như món rau sống, bóp dấm, ăn salad, xay sinh tố, luộc, hấp để thay đổi thực đơn. Công dụng của rau má có thể kể đến như chưa da khô, sần sùi, mụn nhọt, vảy nến, các chứng liên quan đến huyết nhiệt, chám, vảy nến, phong ngứa,…
- Rau càng cua: rau càng cua có vị ngọt, tính mát. Bạn có thể sử dụng 50g rau càng cua mỗi ngày bằng cách ăn sống, bóp dấm, ăn kèm với canh như một món rau sống, luộc,… Công dụng của càng cua có thể kể đến như trị mụn nhọt mới sưng nóng, đau, đỏ, trị đinh râu, trị đầu ngón tay chân bị chín mé, mụn hạch, can hỏa độc, polip đại tràng,…
- Rau diếp: rau diếp có vị hơi đắng, ngọt, có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố, nhuận tràng, lợi sữa với mẹ mới sinh, an thần, tiêu độc,… bạn có thể dùng 100g rau diếp/ ngày, có thể đem luộc, hấp, ăn sống kèm canh, trộn salad, ăn các món cuốn để thay đổi thực đơn. Công dụng của rau diếp như trị mụn nhọt do nhiệt huyết, vảy nến, da bị ngứa, lở loét, chữa tắc tia sữa phụ nữ sau sinh.
- Rau diếp cá (dấp cá): rau diếp cá có mùi hơi tanh của cá, ăn vào thấy vị cay, có tính mát nhưng hơi có độc. Có thể dụng như một loại rau ăn sống hoặc uống nước ép, ăn kèm các món chay. Tác dụng của rau diếp cá là lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt do huyết nhiệt, tiêu búi trĩ,… rau diếp cá dùng rất tốt đối với đối tượng là thanh thiếu niên, người bị nóng nhiệt, xuất hiện nhiều mụn nhọt, trứng cá, đinh râu, mụn lở ngứa, búi trĩ, mụn nhọt vùng hậu môn,…
- Đậu xanh: đậu xanh có vị ngọt, mùi hơi tanh, đặc biệt là có tính mát. Tác dụng của đậu xanh là bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù, lợi ngũ tạng, hạ khí huyết, giải khát,… có thể dùng đậu danh nấu các loại chè giải khát cho mùa hè, hầm đậu xanh với cháo, xay bột đậu xanh làm các loại bánh, nấu xôi đậu xanh là cách làm thực đơn phong phú và đạt được hiệu quả của đậu xanh.
Chị em có thể sử dụng bí đao để trị mụn hiệu quả
- Bí đao: bí đao không độc, có vị ngọt, tính mát. Bí đao cũng có mặt trong nhiều bài thuốc Nam, có tác dụng hóa đàm, lợi tiểu tiện, lợi đại tiện, làm đẹp da, trừ mụn nhọt, ngứa, sinh tân, mát vị,… Bí đao rất dễ chế biến thành các món ăn khác nhau bằng cách nấu với xương, chân giò, nấu canh vịt,… rất dễ ăn. Bí đao giúp phòng chứng mụn nhọt, rôm dảy, da khô bóc vảy, nám mặt và các bệnh huyết hư,…
- Atiso: atiso là thức trà rất ngon với mọi người có tác dụng mát gan, thông mật, tiêu độc, lọc máu. Atiso có vị ngọt, tính mát, giúp trị chứng mụn nhọt, ngứa, chàm vảy nến, trứng cá,… có thể dùng bông atiso nấu canh, ngâm đường uống giải nhiệt, sấy khô để làm các loại trà thanh nhiệt rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.
- Rau bát: tính mát, vị ngọt. Rau bát có tác dụng trị phong ngứa, mụn nhọt, vảy nến, tiêu viêm. Rau bát có thể dùn nấu canh cua, cá, ăn như một loại rau sống hoặc salad, xay ép nước uống.
- Nha đam (lô hội): tính hàn, vị đắng. Tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện. Trị mụn, đinh râu, trứng cá, đi cầu táo bón. Bạn có thể hái lá, tước vỏ cứng 50g hoặc nhiều hơn phối hợp đậu xanh nấu chè ăn.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn