Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, chiếm 30-40% số bệnh nhân tiết niệu, để tăng cường hiệu quả điều trị sỏi đường tiết niệu bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Nam đơn giản.
- Cây cô la và những khám phá công dụng tuyệt vời
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hiệu quả mụn trứng cá
- Tác dụng chữa bệnh của cây rau diếp cá
Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu
Yếu tố và cơ chế hình thành sỏi đường tiết niệu
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì cấu trúc của viên sỏi đường tiết niệu được hình thành do hai yếu tố bao gồm: Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu, chủ yếu là calci và oxalate, ngoài ra còn có magie, urat, cystine, phosphate,… Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với nhau để tạo sỏi.
Cơ chế hình thành sỏi như sau: Khi nước tiểu trong bàng quang bị cô đặc quá khiến cho nồng độ PH thay đổi, lúc này các hoạt chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể, các tinh thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu, cần phải có chất mucoprotein thì các tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Một yếu tố quan trọng nhất gây nên sỏi chính là nhiễm trùng đường tiết niệu, khi đường tiết niệu bị sưng, viêm làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi.
Các yếu tố nguy cơ tăng tạo sỏi:
- Rối loạn về chuyển hóa.
- Rối loạn về nội tiết.
- Yếu tố môi trường.
- Chế độ ăn.
- Các bất thường về giải phẫu của đường tiết niệu.
Đa số những sỏi nhỏ đường tiết niệu thông thường sẽ đi theo dòng nước tiểu và được tống ra ngoài. Nhưng đối với những trường hợp sỏi to, sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu nó sẽ to ra gây bế tắc ứ đọng nước tiểu, lâu dần bệnh nhân sẽ mắc một số biến chứng nguy hiểm như: Ứ nước thận niệu quản, Nhiễm trùng, Phát sinh thêm các hòn sỏi khác,… phá hủy dần phần thận đã sản sinh ra nó gây ra thận mất chức năng, suy thận, thận mủ. Trong trường hợp sỏi niệu quản 2 bên, có thể gây ra suy thận cấp, vô niệu.
Trong nhiều trường hợp sỏi có thể rất to bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng hông lưng bên có sỏi, thậm chí bệnh nhân không có triệu chứng gì. Do đó nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có biến chứng nhiễm trùng hoặc suy thận. Đối với những bệnh nhân mắc sỏi không tắc nghẽn thường được phát hiện vô tình khi đi khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.
Sỏi gây tắc nghẽn thường có triệu chứng đau vùng hông lưng, một số trường hợp điển hình sẽ có cơn đau quặn thận do sỏi, cơn đau có thể lan xuống bẹn, đùi tùy vị trí và mức độ bế tắc. Trong lúc đau quặn thận thường có kèm tiểu máu đại thể hoặc vi thể, triệu chứng nhiễm trùng, buồn nôn, nôn,… Sỏi bàng quang thường có biểu hiện lâm sàng là đau ở vùng hạ vị, bí tiểu hoặc tiểu máu, tiểu ngắt quãng, tiểu khó,…
Nước râu ngô có công dụng hỗ trợ điều trị sỏi hiệu quả
Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu
- Nước cây bồ công anh
Cây bồ công anh là một thảo mộc có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu đáng kinh ngạc. Cây bồ công anh giúp cơ thể có thể loại bỏ chất thải hiệu quả hơn, rất hữu ích trong việc làm dịu đường tiết niệu và đối phó với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nước râu ngô
Nước râu ngô là một vị thuốc Nam có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ thải chất độc qua thận và bàng quang, đồng thời có tác dụng giảm viêm, làm sạch thận chính vì vậy râu ngô là một chất khử trùng mạnh đường tiết niệu.
- Nước bông mã đề
Nước bông mã đề có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài, chính vì thế nước nấu từ bông mã đề có công dụng chữa các bệnh về sỏi, đặc biệt là sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu được những bài thuốc Nam có công dụng chữa sỏi đường tiết niệu hiệu quả.
Thanh Mai – tapchisuckhoe.edu.vn